ViteJS – Một Frontend Build Tool chỉ dành cho dev thích tốc độ

0
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình

Thời gian thấm thoát thoi đưa, nhanh như chó chạy ngoài đồng. Mới ngày nào, đại ca Evan You (tác giả của VueJS) giới thiệu công cụ ViteJS trong năm 2020, giờ đã hơn 2 năm. Đây là công cụ build tool được giới thiệu là vô cùng mạnh mẽ, có tốc độ kinh hoàng, so với Webpack thì webpack chỉ có hít khói.

Mới đầu mình cũng chưa muốn tìm hiểu Vite là gì, vì nó còn quá mới, cứ để cho tác giả và cộng đồng trải nghiệm trước. Nhưng đến thời điểm hiện tại, mình cũng đã bị thuyết phục. Thực sự ViteJS dùng rất sướng, tốc độ build thì quá nhanh.

Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về một frontend build tool đỉnh cao ViteJS – một công cụ có thể thay thế ông già gân Webpack. Để xem Vite là gì đã nhé!

Vite là gì?

Chắc hẳn ai làm việc với các JS framework như VueJS, ReactJS, Angular… đều biết rằng, ở chế độ development, mã nguồn ứng dụng không được đóng gói (mục đích là đề còn debug chứ).

Do đó, mã nguồn sẽ được đưa vào trình duyệt bằng ES Modules (hiểu nôm na là native module system cho Javascript). Công đoạn này chính là mảnh đất của các build tool như Vue CLI, và giờ là ViteJS.

vitejs-next-generation-build-tool

Tóm lại, Vite là một build tool sử dụng module bundler có tên là Rollup, được tối ưu hóa cao cho việc generating nội dung tĩnh (css, html).

Ban đầu, ViteJS được xây dựng dành riêng cho VueJS. Về sau thì Vite mở rộng ra hỗ trợ cả React, Preact và Svelte…

Đặc điểm, chức năng của ViteJS

Về chức năng, ViteJS ra đời sau nên các chức năng cũng na ná Vue-CLI. Cũng scaffold, dev server with hot reload,v.v..

Ngoài ra, ViteJS hỗ trợ các ngôn ngữ, biến thể JS, CSS rất tốt như:

  • Hỗ trợ Typescript, JSX và TSX
  • Hỗ trợ các CSS preprocessor như .scss, .less
  • Static assets như images và JSON files

Tuy nhiên, Vite cũng có một vài khác biệt như:

  • Vite không based trên Webpack. Thay vào đó là sử dụng Rollup
  • DevServer sử dụng native ES modules trên trình duyệt

Cách sử dụng ViteJS

Để bắt đầu một dự án sử dụng ViteJS, bạn có thể gõ lệnh dưới đây để khởi tạo:

# NPM
npm init vite

# Hoặc dùng Yarn
yarn create vite

Sau đó thì bạn nhập tên dự án, công nghệ muốn sử dụng (Vue, ReactJS…), chọn ngôn ngữ lập trình (Javascript, Typescript…). Trong bài viết này, mình sử dụng Vue làm ví dụ minh họa nhé.

vite-create-project vite là gì

Chỉ vào lựa chọn là tạo xong dự án.

Để chạy dự án, bạn di chuyển con trỏ vào thư mục dự án vừa tạo vào chạy câu lệnh dưới đây.

# NPM
npm install 
npm run dev

Kết quả như hình dưới đây là đã chạy thành công. Bạn truy cập vào đường dẫn http://127.0.0.1:5173 trên trình duyệt để xem ứng dụng.

vite-js-run-serve

Để đóng gói và đưa ứng dụng ra thị trường, Vite cũng tương tự như Vue-CLI, bạn cũng cần gõ lệnh build như dưới đây.

# NPM
npm run build

vite-js-build-projectKết quả vẫn là thư mục /dist. Điều khiến mình ngạc nhiên là tốc độ build nhanh đến kinh hồn. Mình chưa kịp thở nó đã xong rồi. Hay là do dự án còn đơn giản, ít code nên mới vậy???

Trong bài viết này, mình không đi sâu vào phần kỹ thuật của VueJS. Các bạn có thể tham khảo các bài viết trên VNTALKING, ví dụ như:

Cấu hình Vite và Plugins

Vite cung cấp giải pháp đơn giản để quản lý cấu hình dự án của bạn.

Theo như tài liệu chính thức của Vite: “Khi chạy Vite từ command line, Vite sẽ tự động xử lý một file cấu hình có tên là vite.config.js trong thư mục gốc của dự án”.

Từ file vite.config.js, nó cho phép bạn cấu hình nhiều tham số khác nhau, ví dụ như: thiết lập base URL, base endpoint của API, thay đổi thư mục output khi build… Ngoài ra, các plugin mà bạn muốn thêm mới, cũng sẽ được đặt và cấu hình trong file này.

// vite.config.js
export default {
  // config options
}

Mặc dù Vite mới ra mắt, nhưng nó cũng có sẵn rất nhiều plugin (một số plugin của Rollup cũng có thể sử dụng được cho Vite).

Ngoài những plugin chính chủ mà bạn có thể tham khảo tại đây: https://vitejs.dev/plugins/

Các bạn có thể xem thêm một số plugin hữu ích khác mà cộng đồng xây dựng như:

  • vite-plugin-pwa – Zero-config PWA.
  • vite-plugin-windicss – Tích hợp Windi CSS (một CSS framework tương thích với Tailwind)
  • vite-plugin-pages – Trình tạo router tự động dựa vào tên tệp. Giống với NuxtJS, NextJS đang làm.
  • vite-plugin-md – sử dụng markdown làm Vue component và ngược lại.
  • vân vân và mây mây…

Tạm kết

Trước khi kết thức bài viết, mình nhắc lại một xíu, Vite là một công cụ phục vụ cho môi trường phát triển dự án, không phải là một framework.

Do đó, nếu bạn chỉ quan tâm tới sản phẩm cuối cùng – product thì có lẽ Vite hay Vue-CLI hay Webpack thì cũng đều như nhau cả.

Khi đi sâu vào tìm hiểu và làm việc với Vite, mình rất muốn được chia sẻ nhiều hơn nữa, thực sự mình rất ấn tượng về bộ công cụ này. Hẹn các bạn ở những bài viết sau nhé.

Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trướcRxJava – Thời đại lập trình Reactive programming ứng dụng Android đã tới
Bài tiếp theoQuy tắc viết code dễ đọc, tối ưu và dễ bảo trì nhất
Sơn Dương
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Thông báo