Nghề lập trình viên có khó không? Những bí kíp để bạn vượt qua

0
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình

Nếu bạn đã bước chân vào nghề lập trình viên, mình xin chúc mừng trước đã! Chúc mừng bạn tham gia vào “Vua của mọi nghề”. Đùa vậy thôi, nhưng nó cũng có phần đúng đấy 😇

Thật sự thì nghề lập trình viên có rất nhiều gian khổ, chứ không dễ dàng như nhiều người vẫn đồn thổi đâu. Bạn có chịu được cảnh ngồi lỳ một chỗ 12 tiếng/ngày, bị sếp dí deadline, tester đề đầu cưỡi cổ, ngủ vẫn mở thấy bugs… Nhưng bù lại, người ta bảo lương lập trình viên 400 triệu/năm. Nghe lại thấy có động lực phải không?

Liệu có phải cứ làm lập trình là giàu không? Làm lập trình viên liệu có đủ tiền nuôi “gấu” không? Liệu học lập trình có khó không?

Có lẽ trên đây luôn là những câu hỏi thường trực của các bạn chuẩn bị bước chân vào thế giới lập trình viên.

Đừng hoảng sợ nhé! Chúng ta sẽ cùng nhau chinh phục thế giới lập trình đầy thử thách này.

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 bí quyết vô cùng hữu ích dành riêng cho bạn. Những người thực sự muốn trở thành lập trình viên bá đạo.

#Nghề lập trình viên có khó không?

Thật không dễ dàng để có thể trở thành lập trình viên chuyên nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số. Đặc biệt khi bạn chỉ thông thạo một ngôn ngữ lập trình duy nhất.

Muốn theo nghề lập trình viên một cách hiệu quả và có cơ hội hấp dẫn trong thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Bạn cần bỏ túi thêm những vũ khí bí mật sau mà ít người biết tới.

1. Nghề lập trình viên luôn cần những sai lầm

Bạn chắc hẳn biết tới sự thành công cũng như tầm ảnh hưởng của Mark Zuckerberg và Bill Gates chứ?

Nhìn vào mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook và gã khổng lồ Microsoft, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng cả hai nhà sáng lập này vốn dĩ theo học những chuyên ngành không liên quan tới lập trình.

Vậy, tại sao họ có thể đạt được những thành tựu nổi tiếng thế giới khi dấn thân vào lĩnh vực này?

Câu trả lời chính nằm ở niềm đam mê và không ngại mắc sai lầm của Mark và Bill. Cả hai tỷ phú đều dành nhiều đêm để viết code và sửa chữa sai lầm của mình.

Rất nhiều người lo sợ bị nhận xét là đang mắc sai lầm. Vì thế họ không dám mạo hiểm. Nhưng tôi thì khác, tôi không cần phải làm cho mọi việc trông có vẻ khả quan nếu thực sự không phải thếMark Zuckerberg

Đó là minh chứng cho tinh thần không ngại mắc sai lầm của Mark Zuckerberg.

Vì vậy, sai lầm chính là một phần của thành công của một lập trình viên.

Sai lầm thì được, nhưng sai phạm thì không

Nhưng mình cũng nói trước là: Nghề lập trình viên được phép mắc sai lầm nhưng không được sai phạm.

Bạn có thể mắc sai lầm khi bạn chưa biết trước lỗi đó. Nhưng không được mắc lại những sai lầm của chính mình hoặc của người khác mà bạn đã biết.

Sai lầm khi học lập trình
Sự thật là tất cả chúng ta hầu như đều khó nhận ra lỗi trong các đoạn code của chính mình và khắc phục chúng.

Tuy nhiên, càng phát hiện ra nhiều sai lầm, bạn càng “vỡ” ra được nhiều điều. Đó chính là tiền đề để bạn thành thạo hơn khi học một ngôn ngữ lập trình.

Hãy suy nghĩ theo hướng “Liệu có trường hợp ngoại lệ nào khiến code của mình bị lỗi hay không?” thay vì hài lòng với tình hình hiện có.

2. “Ăn bám” các tiền bối

Tất cả những người đi trước, bao gồm cả các đồng nghiệp hay đàn anh học cùng trường đều có thể trở thành những nhà cố vấn tốt nhất mà bạn có thể nhờ vả.

Đừng quên rằng dù bạn có xuất sắc tới đâu thì kiến thức vẫn là một đại dương mênh mông.

Ở xuất phát điểm là một tay lập trình a-ma-tơ, bạn vẫn còn thiếu một thứ, đó chính là kinh nghiệm.
Học nhóm lập trình
Những tiền bối trong lĩnh vực này có thể là nguồn tài nguyên vô giá. Không chỉ truyền cảm hứng lập trình mà còn giúp bạn học hỏi các kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu, tư duy logic và khả năng làm việc theo nhóm…

Họ cũng có khả năng chỉ ra những lỗi sai và giúp bạn rút kinh nghiệm từ lỗi sai đó.

Nói cách khác, những người đi trước sẽ thúc đẩy bạn trở thành lập trình viên giỏi và có định hướng rõ ràng cho tương lai.

3. Nhảy việc

Một khi đã xác định “kiếm cơm” một cách chuyên nghiệp, bạn không thể yên vị và vô lo vô nghĩ như thời còn đi học.

Nếu như trước đây bạn gần như không có sự lựa chọn khi muốn thay đổi môi trường học tập. Vì giáo viên quá hắc ám hay do lũ bạn chẳng bao giờ chịu đóng góp khi làm bài tập nhóm, thì bây giờ đã khác.

Bạn hoàn toàn có quyền thay đổi môi trường làm việc thay vì cứ mãi dành thời gian cho một công ty hay quanh quẩn với một vài đồng nghiệp trong thời gian dài.

Nhảy việc liệu có tốt không

Nhảy việc khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm mong muốn là quyết định không tồi để bạn tiếp cận với những mục tiêu mới.

Trong lĩnh vực công nghệ và lập trình, càng giao tiếp với nhiều lập trình viên cao tay và thử làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong một nhóm, bạn càng có cơ hội mở rộng tầm hiểu biết, tích thêm kinh nghiệm và nâng cao các kỹ năng cá nhân để thành lập trình viên bá đạo.

4. Viết code ít lại, gỡ rối nhiều hơn

Nếu viết code là một nghệ thuật, thì coder là một nghệ sĩ. Và để trở thành một nghệ sĩ thực thụ, bạn cần phải thấu hiểu việc mà mình đang làm.

Viết code nhiều nhưng không giải quyết được những vấn đề nảy sinh cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể tiến xa hơn trên con đường lập trình. Lúc này việc fix bug của người khác được coi là hiệu quả nhất trong trường hợp này.

Kỹ năng debug là một trong những kỹ năng quan trọng nhất nếu bạn muốn trở thành lập trình viên. Thao tác này không những giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh, hiểu rõ hơn về các đoạn code do mình viết ra mà còn giúp bạn thông thạo chúng hơn.

Bạn có thể bê đoạn code lên một bảng phân tích cùng với đồng nghiệp. Bạn chỉ ra từng bước chạy của mã nguồn. Thay vì chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính và loay hoay suy nghĩ trong đầu tìm giải pháp.

debug-phan-mem

5. Mạnh dạn thử sức

Tâm lý của những tay lập trình non trẻ là sợ mắc sai lầm, không dám thử sức và luôn thu mình trong một vùng an toàn nhất định.

Nếu bạn muốn mình trở nên “bá đạo” trong lĩnh vực này, hãy thay đổi suy nghĩ ngay lập tức và mở rộng những kỹ năng đã có.

Bên cạnh việc thay đổi môi trường, đồng nghiệp hay các cộng sự, bạn cũng có thể tham gia nhiều hơn vào các cuộc thi.

Mạnh dạn thử sức

Bất kể có đạt giải cao hay không, hãy nhớ rằng điều quan trọng mà bạn đã làm được chính là thoát khỏi vùng an toàn của mình, tích lũy thêm kinh nghiệm chinh chiến và có thêm nhiều mối quan hệ sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình phía trước.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giải đáp được lập trình viên cần học những gì để có thể trở nên thành công với lập trình viên bá đạo!

Đọc thêm bài viết khác:

Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trước⚽ AFF Cup 2022 – Link xem trực tiếp các trận đấu Việt Nam
Bài tiếp theoĐánh giá Email Marketing – Bảo kiếm cũ liệu còn sắc?
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Thông báo