[Dự đoán] 3 xu hướng phát triển ứng dụng mobile HOT nhất 2023

0
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình

Công nghệ đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Ngày nay, công nghệ đã thay đổi cách người dùng tương tác với thiết bị của họ. Việc phát triển ứng dụng mobile là cần thiết.

Trước đây, người ta thường dùng điện thoại với bàn phím cứng, sau chuyển sang cảm ứng. Giờ đây người dùng thậm chí không cần chạm vào điện thoại mà chỉ cần ra lệnh bằng giọng nói…Thật tuyệt phải không?

Rồi tương lai công nghệ sẽ đi tiếp được đến đâu nữa? Thật khó đoán phải không?

Nếu bạn là một lập trình viên và muốn kiếm tiền từ ứng dụng di động thì việc dự đoán được xu hướng công nghệ để phát triển và cho ra đời ứng dụng hợp với thời đại là rất cần thiết.

Sau khi tham khảo rất nhiều chuyên trang công nghệ cũng như ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành. Mình xin đưa ra một vài xu hướng dự đoán sẽ rất “nóng” trong năm nay và cả năm sau nữa về phát triển ứng dụng mobile Android.

Xu hướng phát triển ứng dụng mobile 2020

#1. Tìm kiếm bằng giọng nói, trợ lý ảo và cách thức tương tác mới với ứng dụng

1.1 Tìm kiếm bằng giọng nói

xu-huong-phat-trien-ung-dung-android-3

Điều khiển bằng giọng nói đang trở thành xu hướng giao diện người dùng phổ biến.

Khi chúng ta thiết kế giao diện và phát triển ứng dụng cần phải xem xét một cách nghiêm túc về vấn đề này. Người dùng giờ đây không chỉ đơn giản là nhập ký tự để tìm kiếm hay tương tác với ứng dụng nữa.

Mặc dù với công nghệ hiện tại thì việc nói chuyện với điện thoại vẫn chưa được tự nhiên cho lắm. Tuy nhiên, người dùng cũng dần dần phải làm quen với sự thiếu tự nhiên đó.

Mình lấy một ví dụ như tính năng gọi điện video chẳng hạn. Với những ưu điểm tuyệt với của nó như có thể nhìn mặt được đối phương ở khắp nơi trên thế giới. Kết nối không biết bao nhiêu là đôi tình nhân yêu xa.

Nhưng nó lại có nhược điểm là cần phải kết nối đủ mạnh. Bạn không thể thực sự gọi video ở khắp nơi như quảng cáo nếu kết nối mạng không cho phép. Nhưng người dùng vẫn đón nhận tính năng gọi điện video này rất nồng nhiệt đó thôi

Và tính năng điều khiển bằng giọng nói cũng vậy. Rất nhiều công ty lớn như Google, Microsoft… đều đã tích hợp tính năng này vào tất cả các sản phẩm chủ đạo của họ như Android, trình duyệt Chrome, MS Office…

Do vậy, với tư cách là người phát triển phần mềm bạn cũng không nên nằm ngoài xu hướng này.

>>> Xem ngay tại sao lượt tải ứng dụng lại thấp?

1.2 Trợ lý ảo

Trợ lý ảo ngày càng trở nên phổ biến. Các bạn đã quá quen thuộc với các trợ lý ảo như Siri, Bixby, Alexa, Cortana hay Google Assistant…

Đó điều là những trợ lý ảo ở cấp độ hệ điều hành, tức là tính năng của nó bao quan cả hệ điều hành.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ứng dụng tích hợp bên trong một trợ lý ảo để tăng cường trải nghiệm người dùng. Đơn cử như ứng dụng Facebook có trợ lý ảo M, hay Google Duo…

Có thể thấy Trợ lý ngày càng phổ biến sẽ tạo ra một hệ sinh thái mới cho các ứng dụng. Điều này cũng đã được khẳng định bởi sự kiện I/O của Google, với hàng loạt ứng dụng tích hợp trợ lý ảo.

Mình dự đoán phần lớn các ứng dụng sẽ vẫn có giao diện kiểu truyền thống. Nhưng để đứng vững trong cuộc chơi này, họ cũng sẽ cần phải tích hợp thêm trợ lý.

1.3 Chatbots

xu-huong-phat-trien-ung-dung-android-4

Chatbots được coi như những trợ lý nhỏ bên trong ứng dụng. Nhờ các giải pháp như DialogFlow, chúng ta có thể liên tục thêm các luồng trò chuyện vào ứng dụng mà không cần phải thay đổi mã nguồn ứng dụng

Đây có thể là một giải pháp rất tốt cho dịch vụ chăm sóc khách hàng của các ứng dụng thương mại điện tử.

Đồng thời mở ra những cách tương tác mới với người dùng. Đơn cử một số ứng dụng sử dụng chatbot như một công cụ giao tiếp hiệu quả với người dùng: Shine , WeChat…

#2. Kiến trúc ứng dụng Android

2.1 Nguyên tắc kiến trúc của Google

Sau nhiều năm im lặng, Google đã công bố các nguyên tắc cho kiến trúc xây dựng ứng dụng Android tốt nhất.

Tất nhiên, kiến trúc này không bắt buộc bạn phải sử dụng. Nhưng đây là một điểm khởi đầu tốt để xây dựng ứng dụng

Thời đại tranh luận về mô hình nào là tốt nhất cho Android giữa MVC, MVP, MVVM… đã kết thúc.

Nay chúng ta đã có hướng dẫn chi tiết từ chính Android, điều này quả thực rất tốt phải không?

Nhờ kiến trúc mới, khả năng maintenance dự án cũng tốt hơn rất nhiều. Việc training cho member mới vào dự án cũng ít tốn thời gian hơn. Từ đó giảm cost dự án kha khá.

2.2 Instant apps, PWA và mô đun hóa

Bạn có nhận thấy là điện thoại của chúng ta cài khá nhiều ứng dụng nhưng ứng dụng sử dụng thường xuyên thì lại chỉ là số ít trong số đó. Điều này sẽ làm lãng phí tài nguyên của điện thoại

Với xu hướng IoT ngày nay, các bạn càng cài nhiều hơn nữa các ứng dụng để giao tiếp với thiết bị. Kiểu như ứng dụng quản lý điều hòa, quản lý thiết bị điện trong gia đình, ứng dụng giám sát an ninh… Trước chỉ mấy ứng dụng chat, video, mạng xã hội đã ngốn hàng mấy chục app trên điện thoại rồi.

Từ đó, người ta nảy sinh ra khái niệm Instant app. Tức là các ứng dụng có thể sử dụng được tính năng chính mà không cần phải cài đặt. Quá ảo diệu phải không?

2.3 API không đồng bộ

Sau nhiều năm thảo luận giữa các nhà phát triển về cách thực hiện đa luồng trên Android và các vấn đề với các công cụ như AsyncTask hoặc EventBus.

Hiện tại thì cũng có một số giải pháp trong quản lý đa luồng khá tốt. Ví dụ chúng ta có thể lựa chọn giữa RxJava, Kotlin Coroutines hoặc Android LiveData.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi: Giải pháp quản lý đa luồng nào là tốt nhất?

Mình tin là sẽ không có câu trả lời chính xác nhất. Điều này tùy thuộc vào kiến trúc, chức năng và kinh nghiệm của team.

Hãy cứ sử dụng giải pháp mà bạn cảm thấy thích, đừng quan tâm người khác chọn gì!

2.4 Ứng dụng đa nền tảng

React Native mở ra một kỉ nguyên lập trình ứng dụng cross platform với trải nghiệm giống native nhất.

Rất nhiều công ty lớn cũng bắt đầu đi theo xu hướng này. Không chỉ ứng dụng của họ được lập trình bằng nền tảng cross platform mà họ cũng công bố luôn nền tảng mà họ xây dựng.

Ví dụ như: React Native của Facebook, Flutter từ Google hay Xamarin từ Microsoft…

Mỗi nền tảng cross platform lại có ưu và nhược điểm riêng. Nhưng tưu chung lại thì đây là một xu hướng phát triển ứng dụng đa nền tảng không thể cưỡng lại. Và  tương lại chắc chắn cross platform sẽ còn trưởng thành và hoàn thiện hơn nữa.

#3. Công nghệ mới nổi

3.1 Machine Learning

machine learning

Năm 2017, Google đã chuyển chiến lược từ Mobile First sang AI First. Chúng ta có thể thấy ngay kết quả của sự thay đổi này qua sự phổ biến của Tensorflow. Hay sự ra đời của MLKit trong hệ sinh thái Firebase.

Nhờ đó mà ngay cả những developer không phải là chuyên gia về khoa học dữ liệu cũng có thể làm cho ứng dụng trở lên thông minh hơn

Nhờ sự thay đổi của Google, mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về Machine learning trong phát triển ứng dụng di động.

Machine learning không chỉ có nhiều ứng dụng thực tế trong xử lý ảnh, nhận dạng giọng nói… mà còn trong dự đoán, phân tích hành vi người dùng

Vì vậy, Machine learning đang là một trong “tam trụ” trong trí tuệ nhân tạo và là xu hướng của giới công nghệ hiện nay.

3.2 Công nghệ thực tế tăng cường(AR)

Có vẻ như rất nhiều công ty đang đầu tư vào AR. Nhưng không công ty nào thực sự biết cách sử dụng nó để mang lại giá trị cho người dùng.

Hiện tại, AR thực sự thú vị đối với các ứng dụng kiểu như trò chơi và headset app. Nhưng thực sự không tiện lợi lắm khi chỉ đi loanh quanh và ngắm thế giới qua máy ảnh của điện thoại.

AR có tiềm năng rất lớn, nhưng là khi tìm ra cách sử dụng và mang lại giá trị thực sự cho người dùng. Còn không nó vẫn chỉ là một sân chơi kỳ quặc.

>>> Đọc ngay: AR là gì?

Tổng kết

Năm tới sẽ là một năm thú vị cho phát triển Android. Chúng ta có thể thấy rất nhiều công nghệ mới nổi sẽ định hình tương lai phát triển ứng dụng mobile

Là nhà phát triển, chúng ta cần cập nhật những xu hướng phát triển ứng dụng trên điện thoại đó và tìm hiểu cách triển khai chúng trong các sản phẩm mới.

Đừng quên theo dõi VNTALKING để cập nhập những xu hướng mới nhé.

Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trướcTự tạo server gửi SMS free online với Node.js + Express
Bài tiếp theo“Mách nước” chi tiết kiếm tiền tỷ từ mua domain giá rẻ
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Thông báo