Tại sao việc tăng lượt tải ứng dụng di động lại thất bại?

1
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình

Chắc nhiều bạn đang nôn nóng với câu hỏi: Tại sao hầu hết các ứng dụng di động mới ra mắt hiện nay đều thất bại? Việc tăng lượt tải ứng dụng tại sao lại khó khăn đến vậy?

Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng đi tìm nguyên nhân chính nhé!

Những nguyên nhân chính gây ra sự thất bại trong tăng lượt tải ứng dụng

Theo thống kê, Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về tốc độ tăng trưởng smartphone. Tất nhiên không chỉ Việt Nam, smartphone đang “tấn công” khắp thế giới hiện đại bây giờ.

Với nhiều tính năng, kích thước nhỏ gọn và hàng tá ứng dụng tiện ích đi kèm. Smartphone giúp bạn có thể dễ dàng giải quyết công việc khi di chuyển. Sự thống trị của smartphone đã tạo mảnh đất màu mỡ, thu hút nhiều nhà phát triển ứng dụng.

Không phải là ứng dụng nào ra đời cũng được đón nhận từ người dùng vì họ có quá nhiều sự lựa chọn. Việc gì họ phải tốn thời gian dùng một cái ứng dụng vô vị và không giúp ích được gì.

Một sự thật khá phũ phàng nhưng bạn phải thừa nhận là “nếu bạn không làm tốt, bạn sẽ bị đào thải“. Bạn nên biết rằng vài phút là đủ cho người dùng đánh giá ứng dụng của bạn là tốt hay không, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc tăng lượt tải ứng dụng.

Vì vậy hãy cẩn thận với bất kì ứng dụng nào bạn muốn phát hành ra thị trường để không tạo ra một sai lầm.

1. Không nghiêm túc trong việc nghiên cứu thị trường

Không nghiêm túc trong việc nghiên cứu thị trường

Bạn hào hứng bắt đầu làm ứng dụng với một ý tưởng tuyệt vời nhưng đừng mừng vội, chưa chắc nó giúp bạn thành công bởi đời đâu như là mơ, trong bóng đá dẫn trước bàn đến phút 89 đâu có nghĩ là cuối cùng bạn sẽ thắng.

Bạn có một ý tưởng hay đấy, nhưng làm thế nào để biết chắc ý tưởng đó sẽ thành công hay không?

Câu trả lời là nghiên cứu thị trường. Thị trường có sẵn sàng cho ứng dụng của bạn không? Cái chính của kinh doanh là tạo lợi nhuận nên bạn không thể phớt lờ người trả tiền cho bạn.

Tự đặt và trả lời các câu hỏi sau:

  • Liệu thị trường có sẵn sàng cho loại ứng dụng bạn tạo ra hay không?
  • Bạn có thể giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến ý tưởng hay không?
  • Có các ứng dụng tương tự như ứng dụng của bạn trên thị trường không? Và họ làm tốt như thế nào?
  • Liệu bạn có giúp cho cuộc sống của bất kì ai trở nên dễ dàng hơn với ứng dụng của bạn không?

Nếu bạn còn bối rối về việc mình nên phát triển những tính năng nào có thể thu hút người dùng thì cũng đừng lo lắng.

Một lời khuyên nữa dành cho bạn là hãy dành thời gian đặt mình vào vị trí của người dùng, suy nghĩ những điều giống họ, bạn sẽ có câu trả lời cho chính mình.

Còn việc không có sự tìm hiểu thực tế thị trường, xây dựng một ứng dụng mà bạn chỉ “nghĩ, đoán” theo kiểu may rủi đỏ đen là mọi người sẽ cần mà không có một nghiên cứu kĩ.

Và trên thực tế không ai cần nó, thì đây là một sai lầm cực kì lớn, một thất bại trong việc tăng lượt tải ứng dụng không thể biện hộ.

🤔 Vậy thì hẳn bạn cần đến một vài típ để nghiên cứu thị trường app mobile chứ nhỉ?

2. Ứng dụng còn quá nhiều lỗi cản trở việc tăng lượt tải ứng dụng

Ứng dụng còn quá nhiều lỗi

Testing là một giai đoạn rất quan trọng trong việc phát triển ứng dụng. Việc phát hành ứng dụng ra thị trường mà thiếu sự kiểm nghiệm hoạt động thì không khác nào bạn nấu ăn mà quên nếm.

Ngay cả khi bạn testing một cách cẩn thận thì nó vẫn còn những sai sót. Những lỗi có thể được chỉ ra bởi người dùng nên rất hiếm một ứng dụng được đưa vào thị trường mà không tồn tại bất kì một lỗi nào.

Tuy nhiên bạn có thể giảm mức tối đa các phản hồi tiêu cực bằng việc testing kĩ càng và sửa chữa những vấn đề dù là rất nhỏ trước khi tung ra sản phẩm ra thị trường.

Lười biếng trong việc testing khiến bạn không phát hiện những lỗi gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Điều đó có nghĩa rằng ứng dụng của bạn có nguy cơ bị ‘trục xuất’ ra khỏi bản đồ ứng dụng di động của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cần đặc biệt lưu ý đến lỗi crash ứng dụng. Đây là lỗi phổ biến nhất mà người dùng dễ dàng cho ứng dụng của bạn 1 sao trên Google Play hay App Store, cản trở việc tăng lượt tải ứng dụng di động.

🤔 Đọc ngay cách tối ưu ASO để tăng lượt tải nhé!

3. Không chú trọng đến nét riêng của nền tảng

Không chú trọng đến nét riêng của nền tảng

Trên các nền tảng như iOS hay Android đều có hướng dẫn giao diện riêng. Mỗi OS khác nhau sẽ hoạt động khác nhau như: giao diện cử chỉ, lời nhắc khác nhau và có thể có các nút chung nhưng được đặt ở các vị trí khác nhau… Do đó, để không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm thì cần xác định rõ nền tảng mà ứng dụng hướng tới.

Bạn có thể phát triển ứng dụng di động kiểu đa nền tảng nhưng luôn phải xem xét các yếu tố khác biệt giữa các nền tảng để đảm bảo tất cả người dùng có cùng một trải nghiệm trong việc sử dụng ứng dụng của bạn.

Điều quan trọng nữa là đừng làm phật ý dù là nhóm nhỏ người dùng ứng dụng của bạn. Nếu không, bạn sẽ phải đối mặt với thất bại thảm hại đó. Bạn nên nhớ người dùng quyết định sử dụng ứng dụng hoặc không trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Sau đó họ có thể chia sẻ cho người khác một cách dễ dàng qua các trang mạng xã hội. Bạn biết câu “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa” chứ!? Nếu có review kém thì làm sao mơ được việc tăng lượt tải ứng dụng vù vù nhỉ?

🤔 Tham khảo thêm: App Marketing tool tốt nhất

4. Trải nghiệm người dùng quá tồi tệ

Trải nghiệm người dùng quá tồi tệ

Hiện nay, có rất nhiều tool hỗ trợ phát triển ứng dụng một cách dễ dàng. Vì vậy để cạnh tranh được, ứng dụng của bạn cần thực sự dễ dùng và độc đáo. Ngược lại, đến những chức năng cơ bản nhất bạn cũng không thể đáp ứng được thì đào thải là điều dễ đoán.

Người dùng có thể dễ dàng đánh giá các tính năng của một ứng dụng.

  • Một trong những tiêu chí đánh giá là tốc độ ứng dụng.  Bạn nên đảm bảo rằng người dùng có thể thực hiện nhiều thao tác chỉ trong vài phút. Nếu không họ sẽ vô cùng bực bội.
  • Tiêu chí thứ hai: thời gian đăng ký bao lâu? Khi công việc chất thành “núi” mà lại tốn nhiều thời gian chỉ cho bước đăng nhập gây ra ức chế với người dùng.
  • Cuối cùng, ứng dụng của bạn phải thật dễ thực hiện với người dùng.

Thành công trong kinh doanh ứng dụng di động phụ thuộc vào nguyên tắc kinh doanh, chất lượng ứng dụng và mục tiêu bạn hướng tới. Nhiều người đổ lỗi cho sự thất bại là do thiếu may mắn là điều sai lầm.

Một khi bạn đã có sự chuẩn bị tốt nhất, đầu tư thời gian phân tích thị trường, hoàn thiện ứng dụng thì không gì có thể ngăn cản bạn thành công trong việc tăng lượt tải ứng dụng. Chúc bạn thành công!

Bạn có ứng dụng nào đã, đang hoặc sắp ra mắt trên Google Play hay App Store thì cùng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nhé.

Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trướcLập trình ứng dụng cho di động – Có nên chọn nghề này không?
Bài tiếp theoAndroid Fragment Lifecycle – Những điều chưa kể
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

1
Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Mới nhất Cũ nhất Nhiều voted nhất
Thông báo
Huynh Thanh Huy
Guest
Huynh Thanh Huy

Xin chào các anh chị cho em xin ít phút nói về install giá rẻ chỉ với 1k / 1 install
– Chỉ từ 500k anh chị sẽ thấy rõ hiệu quả tăng hạng
– Giá 1 install chỉ 1k, gói thấp nhất là 200k nha
– Thanh toán sau khi hoàn thành,
anh chị có nhu cầu vui lòng inbox em nhé 🙂
hoặc skype ruaconnb93
Cảm ơn anh chị đã dành thời gian đọc bài viết ạ