[Ý tưởng ứng dụng] Nghiên cứu thị trường mobile app trong 20 phút

16
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình
Bài này thuộc phần 5 của 5 phần trong series Tìm kiếm ý tưởng xây dựng ứng dụng Android tỷ đô

Từ “research” (nghiên cứu) dường như khá đáng sợ và khó khăn đối với các cậu – những nhà “sáng chế” luôn muốn đốt cháy giai đoạn. Bất kì ai cũng có thể nghiên cứu và phát hành một ứng dụng thành công. Nếu không đánh giá đúng môi trường cạnh tranh, các cậu sẽ có nguy cơ lãng phí thời gian, tiền bạc vào việc phát triển một ứng dụng mà không có người dùng. Vậy nghiên cứu thị trường mobile có gì khó khăn?

Nghiên cứu thị trường mobile app

Nghiên cứu tổng quan sẽ cung cấp cho các cậu một cái nhìn cơ bản nhất trước khi bắt đầu nghiên cứu thị trường mobile ở mức độ sâu hơn bằng những số liệu cụ thể.

Sách thị trường mobile app
Đây là series được dịch từ cuốn sách kinh điển của tác giả Brandon Nolte.
Thông qua cuốn sách, tác giả muốn gửi tới các bạn công thức để tìm ra ý tưởng có khả năng thành công cao nhất.

Nếu bạn muốn đọc trọn vẹn cuốn sách thì để lại bình luận, mình sẽ gửi sách qua email

Ở phần này, tớ sẽ đồng hành từng bước cùng các cậu trong nghiên cứu. Các cậu cũng có thể áp dụng đầy đủ những phương pháp này vào việc sáng tạo những ý trưởng mới.

Đầu tiên, tớ và các cậu sẽ bắt đầu với những loại ứng dụng Best Sellers trên Google Play.

Nhìn qua danh sách Best Sellers các cậu sẽ thấy được sự khác biệt khá lớn giữa các ứng dụng và trò chơi. Sau đó, chọn ra một trong hai thứ mà các cậu thích làm hơn.

Các cậu đang nghĩ bụng rằng mấy cái này người ta nói đầy ngoài kia và chả thấy có phương pháp đặc biệt cả, bài viết này hoàn toàn sáo rỗng.

Hãy khoan… Cứ bình tĩnh.

Mục đích chính của mình lúc này là làm cho các cậu bình tĩnh, suy nghĩ về ứng dụng trước khi bắt tay vào xây dựng nó. Bài viết này chỉ ra một cái nhìn tổng quan về cả quá trình nghiên cứu.

#1. Nghiên cứu thị trường mobile app từ những ứng dụng được bán chạy nhất

Quan sát những ứng dụng bán chạy nhất trên Google Play sẽ cho các cậu thấy những “dòng tiền” mà chúng ta đã nói trước đây.

Đây là những ứng dụng tốt nhất thế giới. Chúng được tải về nhiều nhất và được mua thường xuyên nhất.

Cửa hàng Google Play đã có mặt từ khoảng năm 2008 và thị trường đã mất một vài năm để ổn định. Sẽ luôn có những ứng dụng mà mức độ phổ biến tăng hoặc giảm dần nhưng phần lớn các cậu sẽ thấy những ứng dụng tương tự (giải quyết những vấn đề tương tự) như vậy xuất hiện ở trên top đầu.

App best seller

Trên Google Play có hai hình thức phân phối ứng dụng chính: Một loại là ứng dụng trả phí, hai là ứng dụng miễn phí.

Chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu những ứng dụng trả phí, vì chúng ta muốn kiếm thu nhập từ những ứng dụng của mình. Tìm hiểu những ứng dụng miễn phí hàng đầu sẽ chỉ làm cho chúng ta bối rối, vì mỗi người có những yêu cầu và mong đợi khác nhau từ chúng.

Sự khác biệt giữa 0.99$ và miễn phí là rất lớn. Người dùng không mong đợi nhiều vào những ứng dụng miễn phí nhưng họ lại rất kì vọng và tin tưởng vào những ứng dụng trả phí – vâng, thậm chí là với 1 đô.

Lần cuối các cậu thảo luận về việc có nên chi 1 đô là khi nào? Ở cửa hàng Google Play, mọi người thực hiện những quyết định đó mỗi giây.

#2. Thử dự đoán sở thích của người dùng!

Ý tưởng ứng dụng
Tìm đúng sở thích của người dùng là đã thành công 50%

Cửa hàng Google Play được chia làm 2 lĩnh vực chính: AppGames. Trước khi nghiên cứu thị trường mobile app, các cậu cần tìm hiểu đặc điểm của cả hai để tìm ra lựa chọn tốt nhất.

Applications” chiếm đa số các sản phẩm trên Google Play. Các cậu sẽ tìm thấy ít nhất 20 Categories khác nhau từ to-do lists đến các bộ phim ảnh hoặc truyện tranh. Có cả các ứng dụng dành cho doanh nghiệp. Và không thiếu các ứng dụng dùng để giải trí (như âm nhạc, xã hội, du lịch).

Nào hãy nhìn xung quanh. Nhìn vào những Category ở bên trái và Top sellers bên phải. Những ứng dụng trả phí hàng đầu nói gì với các cậu?

Tớ nhận ra rằng mọi người rất thích tinh chỉnh chiếc điện thoại của mình cho cá tính hơn hay nói cách khác là cá nhân hóa chiếc điện thoại cho độc nhất.

Họ muốn các widgets, wallpapers, Launher và mọi thứ khác làm cho trải nghiệm của họ trên Android được cá nhân hóa nhất có thể.

Đây là một trong những lý do tại sao hầu hết mọi người chọn Android thay vì Iphone. Nó cung cấp mức độ cá nhân hóa cao hơn iPhone.

Những ứng dụng trả phí hàng đầu dường như là widgets, keyboards, launchers, file explorers, music và camera. Đây sẽ là các danh mục tuyệt vời bởi mỗi loại trong số chúng đều có rất nhiều nhu cầu và từ đó có thể nảy sinh ý tưởng mới.

Đến đây có nhiều bạn nghĩ ngay đến ý tưởng tạo ứng dụng cho phép người dùng Android tùy chỉnh điện thoại của họ.

Vì những ứng dụng kiểu này này đã chứng minh cho nhu cầu của thị trường mobile app và chứng minh bằng cách xuất hiện liên tục ở những vị trí top đầu danh sách của Google. Nếu các cậu muốn theo đuổi ý tưởng này, thì cứ note lại để đọc tiếp và hiểu hơn tại sao mình nên chọn ý tưởng đó nhé.

#3. Chọn đúng Category và tìm hiểu sâu vào category đó

Cửa hàng Google Play có rất nhiều sự lựa chọn cho mọi người. Khi quyết định chọn một Category để phân tích, hãy chọn một loại hấp dẫn các cậu nhất.

Bên trái màn hình, Google liệt kê tất cả các loại ứng dụng có trên Google Play :

Hướng dẫn nghiên cứu thị trường trong 20 phút

Khi quyết định chọn Category muốn nghiên cứu, bước tiếp theo là nhìn vào tất cả những ứng dụng hàng đầu không có Category. Các cậu có nảy ra ý tưởng nào không?

Nếu không có ý tưởng nào xuất hiện trong đầu ngay, hãy nhìn những Category khác. Tìm những loại tương tự trong một Category đặc biệt.

Đôi khi có những ứng dụng tương tự leo lên đầu Category của chúng theo cách riêng. Khi các cậu nhận thấy một loại ứng dụng cụ thể có xu hướng chiếm ưu thế trong Best Seller, các cậu sẽ biết loại ứng dụng này có nhu cầu thị trường nhiều nhất.

Ví dụ như …

Bây giờ, tớ minh họa quá trình này bằng cách xem xét danh mục Tài chính(Finance category).

Khi tớ nhìn quanh Category này, tớ thấy một số điểm như: trên đầu có rất nhiều ứng dụng về quản lý ngân sách(budget app), tính toán tài chính(financial calculators), sổ sách(checkbook) và ứng dụng hóa đơn (and bills apps).

Ví dụ về các ứng dụng financial calculators: Có rất nhiều ứng dụng trong top đầu giúp mọi người quản lý và tính toán chi tiết chi tiêu tài chính. Điều này nói lên rằng có rất nhiều app giống nhau cùng giải quyết một vấn đề thực tế và họ đều đã thành công.

Vậy tại sao mình lại không thể nghiên cứu thị trường mobile app?

Ngay cả trong 24 ứng dụng hàng đầu của Category Tài chính trả phí cũng có nhiều ứng dụng na ná giống nhau.

Vì thế, việc các cậu thành công trong danh mục này tùy thuộc vào việc quan tâm tới những gì mọi người muốn và giải quyết được tốt vấn đề của họ.

Như vậy, tớ có điểm qua những cái nhìn tổng quan về việc đi tìm ý tưởng từ những điều cơ bản nhất (như “soi” vào tên các category).

Có lẽ các cậu cũng gập gù đồng ý với những điều mình nói đúng không? Vậy hãy bắt tay ngay vào việc thôi (đừng nhìn màn hình mà suy nghĩ nữa)

#4. Gạch đầu dòng những quyết định “chiến lược” cơ bản nhất

Khi bắt đầu nhìn vào tất cả các danh mục khác nhau, phản ứng của các cậu có thể theo một trong hai hướng.

Hoặc thấy tất cả lựa chọn đều tuyệt vời cho các ứng dụng và hoang mang. Hoặc thấy tất cả các nhu cầu về ứng dụng và cảm thấy thú vị.

Tớ muốn các cậu ở trong nhóm sau. Tớ sẽ cho các cậu thấy làm sao để thu hẹp danh sách các ý tưởng lại.

Từ đó các cậu có thể tập trung vào chúng thay vì không biết bắt đầu từ đâu.

#Làm Game hay App?

APp HAY GAME_

Trước tiên, các cậu sẽ quyết định mình muốn phát triển ứng dụng hay trò chơi. Cách đơn giản nhất để tìm ra nó là xem xét cách sử dụng ứng dụng của mình.

Các cậu có chơi game trên điện thoại hay máy tính bảng không? Nếu câu trả lời là không, tớ khuyên các cậu không nên phát triển trò chơi.

Điểm mấu chốt là: chỉ nên tạo ra một thứ mà các cậu quan tâm chứ không chỉ là thứ đó phổ biến. Nếu không, hậu quả là nó có thể là sản phẩm với trải nghiệm vô cùng tồi tệ và không thực sự giải quyết được vấn đề của người dùng vì bản thân bạn hoàn toàn không thích nó.

Tớ thường quan tâm đến các app hơn game vì đơn giản tớ không thích chơi game (chắc chơi gà nên toàn thua và chán).

Vì vậy trong series này, tớ sẽ hướng dẫn cách tìm ra ý tưởng ứng dụng. Tuy nhiên, hướng dẫn này cũng có thể áp dụng nếu cậu muốn tìm ý tưởng xây dựng Game.

Đừng bỏ qua các chiến lược này nhé: 7 chiến lược xây dựng thương hiệu ứng dụng mobile hiệu quả

#Lên danh sách

Tớ khuyên các cậu nên sử dụng Bảng tính Google vì nó có thể làm việc ở bất kì đâu miễn là có internet và các cậu có thể tương tác với nhau trong thời gian thực hành nếu cần. Nếu không thoải mái với nó thì có thể sử dụng Microsoft Excel.

Quan trọng là các cậu muốn bắt đầu một danh sách các ý tưởng tiềm năng mà mình sẽ quan tâm. Qua đó các cậu có thể tổ chức chúng theo các tiêu chí nhất định và sau đó “chốt” một ý tưởng tuyệt vời.

Trong danh sách bảng tính liệt kê tất cả 26 category ứng dụng (hoặc tất cả tám loại trò chơi).

Sau đó xóa đi bất kỳ cái nào không tạo cảm hứng cho bản thân. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ.

Nhưng tớ khuyên các cậu không nên theo đuổi các ý tưởng mà bản thân cũng có hứng thú lắm.

Còn rất nhiều cơ hội và ý tưởng để tạo ra các ứng dụng mà mọi người muốn mua. Vì thị trường mobile app vẫn còn rất trẻ. Tội gì đi phát triển cái ứng dụng mà bản thân nhìn thấy đã ghét ^_^.

#Chọn danh mục cho chính mình

Khi đã loại trừ những category không hấp dẫn mình xong là lúc tìm ra những ý tưởng tiềm năng. Dưới đây là các bước nên làm:

  1. Chọn lại một category cho ứng dụng – tốt nhất là chọn thể loại mà các cậu luôn thích.
  2. Tìm xung quanh và đếm những ứng dụng tương tự. Ví dụ, nếu các cậu chọn thể loại “Đánh bài và Casino”. Đếm xem có bao nhiêu ứng dụng trò chơi xếp bài ở trang nhất?
  3. Ghi chú những loại ứng dụng mà các cậu nên nghiên cứu sau đó
  4. Chọn category thứ 2 và lặp lại 3 bước trên
  5. Cứ tiếp tục cho đến khi các cậu đã tham khảo từ 8 đến 10 category
  6. So sánh các ghi chú của mình để đánh giá. Xem chủ đề nào có những ứng dụng nằm trên trang nhất mà các cậu thấy hứng thú.

Tốt nhất là kiểm tra nhiều danh mục khác nhau. Bằng cách này các cậu sẽ có thể so sánh những thứ mà mình tìm được với nhau.

Các cậu sẽ có thể đánh giá tốt hơn về một danh mục khi nhìn vào. Càng nhìn vào nhiều category, các cậu sẽ càng lựa chọn được nhiều ý tưởng tốt.

Đây là kĩ năng không chỉ áp dụng cho việc tìm kiếm ý tưởng, mà có thể áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực nào khác.

Tớ đã quyết định chọn các ứng dụng trong mục Tài chính. Vì khi nhìn kĩ, tớ đã thấy  “sự dư thừa” rõ rệt ở các vị trí đầu danh sách.

Có rất nhiều kiểu ứng dụng giống nhau xuất hiện trên trang nhất của mục ứng dụng trả tiền ==> chứng tỏ có rất nhiều người đang có nhiều tiền và cần phải có ứng dụng quản lý tài chính. Mảnh đất màu mỡ đây rồi.

Tổng kết

Trong chương tới tớ sẽ đi thẳng vào mục ứng dụng Tài chính mục trả phí. Tất nhiên cách nghiên cứu này cũng có thể dùng cho nhiều category  khác nhau.

Tớ sẽ phân tích và đánh giá 3 trang đầu tiên của category này. Điều này sẽ giúp các cậu có được một “bức tranh” về nhu cầu thị trường mobile app cho category này.

Kết thúc bài viết này đã(dài quá rùi) và hẹn gặp lại các cậu ở bài viết sau nhé. Bài viết sau, tớ sẽ chia sẻ với các cậu chi tiết cách nghiên cứu từng Category bằng Excel. Sau đó cậu gần như có được ý tưởng về app “tỷ đô” rồi.

Chờ nhé!

Xem tiếp các bài trong Series
Phần trước: [Ý tưởng ứng dụng] 4 Quy tắc vàng thay đổi tư duy lập trình – Phần 3
Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trước[Ý tưởng ứng dụng] 4 Quy tắc vàng thay đổi tư duy lập trình – Phần 3
Bài tiếp theoLập trình ứng dụng cho di động – Có nên chọn nghề này không?
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

16
Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Mới nhất Cũ nhất Nhiều voted nhất
Thông báo
Luat NT
Guest
Luat NT

Anh ui, anh có thể cho em xin cuốn sách này có được không ạ? Địa chỉ email của em là: liemluat71@gmail.com

Em cảm ơn anh nhiều lắm ạ!

SonNguyen
Guest
SonNguyen

Em có thể xin anh cuốn sách này được không ạ?
Nếu được xin gửi về địa chỉ email: sonnguyenbk97@gmail.com
Em cảm ơn!

Nguyễn Hiếu
Guest
Nguyễn Hiếu

Tiếp bài mới đi Ad ơi hay quá

Đào Văn Quang
Guest
Đào Văn Quang

Anh ơi cho em xin sách app idea qua email: bsdaoquang@gmail.com với ạ. Thank anh nhiều

Phan Hương
Guest
Phan Hương

Anh cho em xin ebook qua mail phanngoclienhuong@gmail.com với ạ 😀 em cám ơn nhiều

Công Bằng
Guest
Công Bằng

Hay quá ! e xin cuốn ebook với ạ

Kiên Nguyễn
Member
Kiên Nguyễn

wow series này hay quá! còn phần mới ko bạn ơi?

Dang Tan Dat
Guest
Dang Tan Dat

Bài viết hay : – )

Nguyễn
Guest

Hay lắm, đọc hết bài của bạn mình học được điều cốt lõi này: “tăng tính cá nhân hóa cho app”
Đây là điều mà mình chưa từng nghĩ tới.