App Store Optimization (ASO) Checklist cho Mobile App 2023

2
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình

Ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Một cô gái có ấn tượng ban đầu tốt có thể làm đổ gục một chàng trai cả đời. Tương tự, một ứng dụng cũng có chỉ một lần ra mắt trên market. Vì vậy, việc chuẩn bị những công đoạn trước khi ra mắt ứng dụng là cực kì quan trọng.

Bài viết này mình sẽ liệt kê App Store Optimization (ASO) Checklist cần làm trước khi nhấn nút publish xuất bản ứng dụng ra thị trường.

#App Store Optimization (ASO) Checklist cho Mobile App

App Store Optimization (ASO) là một phần quan trọng của mọi chiến dịch marketing ứng dụng. Cũng giống như SEO cho website, ASO là chiến lược giúp bạn có lượt tải ứng dụng miễn phí và bền vững.

ASO là một quá trình gồm 2 phần:

  • Một mặt bạn cần đảm bảo ứng dụng của bạn đứng top với những từ khóa tiềm năng.
  • Mặt khác, bạn cần tối ưu hóa tỷ lệ hiển thị và cài đặt ứng dụng khi người dùng tìm kiếm.   ☞ Tham khảo cách làm: Cách tối ưu hóa tỷ lệ cài đặt ứng dụng

Dù bạn có sử dụng hình thức marketing nào đi chăng nữa: mua lượt tải ứng dụng, chạy quảng cáo, tối ưu ASO… Việc bạn tối ưu trang hiển thị ứng dụng trên Google Play hay App Store) luôn tăng hiệu quả gấp ngàn lần.

Dưới đây mình liệt kê App Store Optimization (ASO) checklist những công việc bạn phải làm thật tốt trước khi xuất bản ứng dụng.

1. App Store Optimization (ASO) Checklist đầu tiên – Đặt tên ứng dụng đúng cách

Tối ưu ASO thông qua tiêu đề ứng dụng

Có lẽ không cần phải bàn nhiều về tầm quan trọng của tên ứng dụng rồi. Tên ứng dụng là yếu tố đập vào mắt người dùng ngay sau logo. Tuy nhiên, tên ứng dụng có lợi thế là có thể chèn từ khóa.

Tên của ứng dụng ảnh hưởng tới khả năng hiển thị ứng dụng khi tìm kiếm, tỷ lệ chuyện đổi cài đặt và cả khả năng viral truyền miệng nữa.

Vì vậy, tên ứng dụng phải thỏa mãn những điều sau:

  • Tính duy nhất: Tên ứng dụng cần phải duy nhất, tránh “đụng hàng” để ứng dụng của bạn dễ đứng top khi tìm kiếm.
  • Dễ đọc – dễ đánh vần: Bạn không muốn ứng dụng có một cái tên mà người dùng phải “méo cả miệng” để đọc không?
  • Tính miêu tả: Chỉ cần đọc tên ứng dụng là người dùng có thể biết được ứng dụng làm gì. Điều này cũng giúp ứng dụng xếp hạng tốt hơn với những từ khóa liên quan.

Tất nhiên, tên ứng dụng phải thỏa mãn điều kiện của market.

  • Google play: tối đa 30 ký tự.
  • App Store: tối đa 50 ký tự.

💦 Có lẽ có ích cho bạn: Một số kinh nghiệm “thực chiến” cho đặt tên ứng dụng

2. Nghiên cứu từ khóa (dành riêng cho iOS)

Nghiên cứu từ khóa trong ASO

Riêng App Store dành hẳn 100 ký tự cho mỗi quốc gia để bạn chỉ định cụm từ khóa tìm kiếm. Đây thật sự là “mỏ vàng” để bạn có thể tối ưu và tìm những từ khóa tiềm năng nhất.

Đây là những quy tắc mà bạn nên nhớ khi đặt từ khóa:

  • Không sử dụng khoảng trống trong từ khóa.
  • Không nên lặp lại từ khóa. Từ khóa chỉ nên xuất hiện ở tên ứng dụng hoặc mục từ khóa này.
  • Các dạng từ số ít – số nhiều thường có thể thay thế cho nhau. Do đó bạn chỉ cần dùng trong số chúng làm từ khóa thôi. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại khác nhau về ý nghĩa. Vì vậy, để cho chắc ăn, bạn vẫn nên kiểm tra kết quả tìm kiếm để quyết định có nên sử dụng cả hai không.
  • Sử dụng mục gợi ý từ khóa của App Store, Search Ads suggestions, tên ứng dụng đối thủ… để tìm kiếm ý tưởng cho từ khóa của bạn. Có một số công cụ hỗ trợ bạn tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa rất tốt như: Keywordtool.io

3. Logo ứng dụng

Logo ứng dụng luôn là phần quan trọng của ASO
Logo ứng dụng luôn là phần quan trọng của ASO

Là điều đầu tiên người dùng nhìn thấy trên Google Play/App Store. Logo phải thật đơn giản, dễ nhận biết và bắt mắt.

Logo ngoài việc nổi bật giữa hàng ngàn ứng dụng cùng loại, nó cũng phải thể hiện được cơ bản ứng dụng của bạn làm gì.

Dưới đây là một số quy tắc ASO Checklist để thiết kế logo hoàn hảo:

  • Tránh sử dụng nhiều chữ trong logo.
  • Phối màu đúng cách.
  • Lựa chọn màu tương phản hợp lý.
  • Giữ cho logo đơn giản, đừng màu mè quá.

Sẽ thật khó nếu bạn chỉ là một coder mà có thể thiết kế một logo đẹp được. Mình cũng giống bạn thôi, con mắt thẩm mỹ của dân coder cực kém 🥴

Giải pháp là đi thuê dân designer thiết kế chuyên nghiệp. Có nhiều công ty giúp bạn thiết kế logo chuyên nghiệp nhưng giá lại hơi cao (tầm 500K đến vài triệu).

Gợi ý của mình!
Mình thì cũng không có nhiều tiền như vậy nên toàn đi tìm những dịch vụ ngon-bổ-rẻ. Và đây là gợi ý của mình (chỉ có 5$ cho 1 logo như ý)

♣ Đọc ngay: Tăng thứ hạng từ khóa trên Store (App Store/Google Play) bằng ASO

4. Ảnh chụp màn hình ứng dụng (screenshots)

Screenshots giúp tăng tỉ lệ cài đặt ứng dụng đáng kể
Screenshots giúp tăng tỉ lệ cài đặt ứng dụng đáng kể

Ảnh chụp màn hình là yếu tố làm nổi bật hẳn ứng dụng của bạn. Nếu tên và logo là yếu tố quyết định để đưa người dùng đến trang ứng dụng. Screenshot chính là yếu tố quyết định để người dùng có cài đặt ứng dụng của bạn hay không?

Hãy nhớ này:

  • Tận dụng tối đa số lượng ảnh screenshot mà Google Play/App Store cho phép bạn upload.
  • Nên đồng nhất ảnh chụp màn hình. Ý mình là nếu ảnh đầu bạn sử dụng ảnh với portrait device, thì ảnh thứ 2 cũng vậy. Đừng chụp lúc device dọc, lúc ngang.
  • Viết chú thích sáng tạo. Ví dụ như kể một câu chuyện hoặc nêu tính năng nổi bật…

Cuối cùng, để biết được hiệu quả của ảnh screenshots, cách tốt nhất là thực hiện A/B testing. Bạn cứ thử thay đổi ảnh screenshots với những cách thể hiện khác nhau và đo lường hiệu quả.

5. Đoạn miêu tả ứng dụng (description)

Phần miêu tả ứng dụng là nơi chền được nhiều từ khóa tiềm năng nhất
Phần miêu tả ứng dụng là nơi chền được nhiều từ khóa tiềm năng nhất

Đoạn mô tả là nơi bạn viết về những tính năng nổi bật của ứng dụng. Đây là nơi mà bạn có thể chèn được nhiều từ khóa tiềm năng.

Có một điểm hay là Google Play có thể scan trong mục miêu tả khi người dùng tìm kiếm. Trong Google Play thì họ tách ra làm 2 phần: short Description và full desciption. Còn App Store thì không.

Nên nhớ này:

  • Nên lựa chọn những tính năng nổi bật nhất để miêu tả. Cần làm nổi bật tại sao tính năng này có ích cho người dùng và tại sao nó tốt hơn đối thủ.
  • Có thể sử dụng gạch đầu dòng, emoji để làm nổi bật đoạn miêu tả.
  • Không được viết sai chính tả. Bạn có muốn người dùng cười vào mặt bạn không??? ☞ Nếu bạn chấp nhận bị cười nhưng bù lại có nhiều lượt tải thì làm theo bí kíp này: Tăng lượt tải app với “từ khóa sai chính tả”
  • Cuối cùng, bằng mọi cách, hãy kêu gọi hành động! (kiểu như: Nếu bạn không thể ngừng suy nghĩ về một người thì “CÀI ĐẶT NGAY”).
Gợi ý
Nếu bạn chưa biết cách viết miêu tả ứng dụng sao cho tối ưu, đặc biệt khi tiếng Anh của bạn hơi hạn chế? Mình gợi ý thử order ngay dịch vụ bên dưới đây, chỉ 5$ cho một bài miêu tả ưng ý. Rất rẻ phải không?

6. Preview video

Preview video giúp cải thiện tỉ lệ cài đặt app

Mặc dù đây không phải là phần bắt buộc khi bạn submit ứng dụng lên Google Play/App Store. Nhưng có có tác dụng tích cực rất lớn đến tâm lý người dùng. Họ sẽ đánh giá ứng dụng của bạn chuyên nghiệp và chất lượng hơn các ứng dụng cùng loại khác.

Và đây là những lời khuyên của mình bổ sung vào App Store Optimization (ASO) Checklist:

  • Cố gắng giữ video ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đến là giới thiệu ứng dụng. 80% người dùng thoát video sau 12s. Vì vậy, đừng quá xa đà vào mấy hiệu ứng video “vớ vẩn” mà mất người dùng tiềm năng.
  • Đặc biệt chú ý tới poster frame (ảnh chụp device đang mở ứng dụng của bạn). Vì nó đang thay thế cho các screenshots. Nhớ follow theo guide mà mình đã giới thiệu ở mục trên nhé.
  • Khác với mục keyword hay description, bạn chỉ có duy nhất một preview video cho tất cả các quốc gia. Vì vậy, cố gắng sử dụng tiếng anh trong video để tiếp cận nhiều quốc gia nhất có thể.
Gợi ý
Để tạo video chuyên nghiệp, bạn nên sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Adobe Effect. Tuy nhiên, cách sử dụng cũng tương đối phức tạp. Vậy tại sao bạn lại tiếc 5$ để thuê luôn một ông designer chuyên nghiệp làm cho.

7. Rating và review

Cải thiện điểm số rating giúp tăng uy tín của ứng dụng

Bạn có muốn cài đặt một ứng dụng có điểm số rating chỉ 3.0 không? Chắc chắn là không rồi.

Điểm số trung bình có thể chấp nhận được là >= 4.0. Vì vậy, cố gắng giữ điểm số Rating càng cao càng tốt.

Có vẻ như mục review và rating này nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn. Việc của bạn có thể làm là xây dựng ứng dụng với chất lượng thật tốt, phàn hồi mọi feedback của người dùng. Nên nhớ rằng, chỉ có người dùng mới có thể phát hiện những bugs mà bạn test mãi không ra.

Tuy nhiên, vẫn có một số tip trick để bạn cải thiện điểm rating của người dùng như:

  • Khéo léo hiển thị hộp thoại để người dùng có thể vào đánh giá ứng dụng. Việc hiển thị dialog chỗ nào và khi nào là cả một nghệ thuật. Bạn cứ A/B testing để tìm ra giải pháp tốt nhất.
  • Cố gắng phản hồi lại những feedback của người dùng. Cả feedback tốt và xấu.

Cuối cùng, nếu bạn có tài chính thì có thể đầu tư một khoản để mua rating và review. Mình gợi ý một dịch vụ uy tín có thể giúp bạn và chi phí rất hợp lý: Dịch vụ tăng Review app uy tín

8. App Store Optimization (ASO) Checklist cuối cùng để giữ chân người dùng

Tối ưu App Store Optimization (ASO) Checklist
App Store Optimization (ASO) Checklist

Việc giữ chân người dùng luôn quan trọng trong mọi lĩnh vực.

  • Thứ nhất: chi phí để giữ chân người dùng luôn thấp hơn so với chi phí để có người dùng mới rất nhiều.
  • Thứ 2: tỷ lệ người dùng quay lại sử dụng ứng dụng cũng là một tiêu chí xếp hạng tìm kiếm.

Dưới đây là một số công cụ, phương pháp để bạn giữ chân người dùng quay lại sử dụng ứng dụng:

#Push notifications

Khi bạn sử dụng đúng cách push notification, phương pháp này giúp bạn có thể cải thiện khả năng giữ chân người dùng cũng như thông báo về những cập nhật lớn của ứng dụng, các chiến dịch marketing như quà tặng, giảm giá…

Chìa khóa ở mục này đó là chỉ gửi thông báo cho người dùng những thông tin giá trị. Đừng spam 💦

#Email Newsletters

Trong khi rất nhiều nhà phát triển lạm dụng sử dụng push notification, và bỏ quên phương pháp email marketing.

Trước kết, danh sách email phải được xây dựng một cách “lành mạnh”. Tức là, người dùng tự nguyện đăng ký và biết mình đang đăng ký nhận bản tin email.

Sau đó thì cũng như push notification, hãy gửi cho người dùng những giá trị thật sự!

#Kết luận

Trên đây là App Store Optimization (ASO) Checklist mà bạn có thể tối ưu và thực hiện trước khi xuất bản ứng dụng. Mặc dù thời gian và công sức bỏ ra nhiều nhưng kết quả mang lại rất xứng đáng.

Mình có tạo một bản App Store Optimization (ASO) Checklist để bạn có thể download và in ra để dễ quản lý khi thực hiện các bước.

Demo bản mẫu App Store Optimization (ASO) Checklist
App Store Optimization (ASO) Checklist

Chúc các bạn thành công!

Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trước[React Native] Sử dụng sensor cảm biến
Bài tiếp theoHooks là gì – Điều gì khiến React Hook hấp dẫn?
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

2
Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Mới nhất Cũ nhất Nhiều voted nhất
Thông báo
ThangHoang
Guest
ThangHoang

Cho mình hỏi làm sao để mình có thể tập chung vào 1 tập người dùng thuộc một khu vực hay 1 quốc gia nào đó ạ?