7 chiến lược xây dựng thương hiệu ứng dụng mobile hiệu quả

0
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình

Sau khi đã hoàn thành coding một ứng dụng di dộng dựa trên một ý tưởng mà bạn cho là tuyệt vời và bạn tin chắc rằng sẽ thu hút rất nhiều người dùng. Vậy kế hoạch tiếp theo bạn sẽ làm là gì? Bạn lên kế hoạch như thế nào để đem nhiều khách hàng đến tiếp cận với ứng dụng của mình? Đây sẽ lúc mà thương hiệu ứng dụng mobile xuất hiện.

Việc quảng bá một ứng dụng di động không chỉ là quảng bá một dịch vụ hay một sản phẩm mà còn cần tập trung vào chiến lược thiết lập và quảng bá một thương hiệu – thương hiệu của chính bạn.

Thương hiệu là tất cả những gì liên quan đến một dấu ấn cá nhân, yếu tố con người, và ý nghĩa của ứng dụng.

Ứng dụng di động của bạn phải có khả năng cung cấp cho người dùng biết nguồn lực nào đang đứng đằng sau dịch vụ mà họ đang sử dụng, độ uy tín của nguồn lực ấy ra sao?!

7 chiến lược xây dựng thương hiệu ứng dụng mobile

Dưới đây là một số chiến lược xây dựng thương hiệu ứng dụng di động tốt nhất mà bạn nên áp dụng. Những chiến lược này có hiệu quả thương hiệu mới hoặc thương hiệu đã có.

Trước đó thì mình recommend bạn đọc series ý tưởng ứng dụng tỷ đô mình đã viết nhé.

1. Lấy người dùng làm trọng tâm để có thương hiệu ứng dụng mobile tốt

Cần phải xem xét rằng bạn đang phát triển một ứng dụng cho người khác sử dụng chứ không phải cho chính mình.

Và khi ứng dụng lấy người dùng làm trọng tâm thì nó nên được xây dựng chỉ dành cho người dùng.

Bạn phải chấp nhận thực tế rằng ứng dụng không phải được xây dựng dựa trên những gì bạn thích, mà phải dựa trên những gì các khách hàng của bạn thích và muốn. Đây mới thực sự là điều mà ứng dụng phải tập trung vào khi thiết kế.

Hãy tiến hành một số nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra những gì mà khách hàng đang tìm kiếm.

Gợi ý nè
Bạn có biết cách nghiên cứu thị trường để tìm ra sở thích và mong muốn của người dùng không? Và đây là một số cách mà mình đã chia sẻ:Nghiên cứu thị trường trong 20 phút

Sau đó tập trung vào việc xây dựng một thương hiệu ứng dụng mobile hay, phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Một khi bạn đã có ý tưởng phù hợp với nhu cầu của người dùng, bạn sẽ có thể tạo ra một thương hiệu tốt.

2. Luôn theo sát nhu cầu của thị trường

Cho dù ý tưởng của bạn có độc đáo đến đâu vẫn có khả năng ai đó đang thực hiện và thậm chí có thể đã thử nghiệm ý tưởng tương tự trước đó.

Hãy nghiên cứu và tìm hiểu những sai lầm nào mà họ đã mắc phải và tại sao ứng dụng của họ lại thất bại nếu nó đã được thử nghiệm.

Ngoài ra, hãy tham khảo các ứng dụng của đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực của bạn để học hỏi một vài cách thiết kế và các chức năng đề xuất từ chúng.

Thực hiện nghiên cứu một số ứng dụng đang cung cấp giống hoặc tương tự như dịch vụ mà bạn đang hướng đến, và ghi chú lại những đặc điểm mà bạn thích hoặc không thích của chúng.

Điều này không phải để bạn có thể xây dựng lại một thương hiệu giống như của họ, mà để chắc chắn rằng bạn tạo ra một ứng dụng duy nhất hoặc một ứng dụng có cái gì đó riêng để cung cấp cho người dùng.

Chiến lược xây dựng thương hiệu mobile này thậm chí cũng hoạt động hiệu quả cho các chiến dịch quảng bá bên ngoài ứng dụng của bạn.

>>> Bạn nên đọc: Hướng dẫn nghiên cứu tổng quan thị trường

3. Khác biệt với phần còn lại

Khác biệt hay là chết

Thiết kế là một phần quan trọng đối với ứng dụng của bạn. Hãy chắc chắn rằng nó độc đáo, mới mẻ và hiện đại.

Tránh việc sử dụng những ý tưởng, nội dung quá thông dụng như hình ảnh bóng đèn thể hiện cho các ý tưởng hay hình ảnh những bức thư để liên tưởng đến email, …

Nếu bạn đang có một vài ý tưởng mới lạ trong đầu thì nó cũng nên được phản ánh trong thiết kế của ứng dụng. Hãy dành thời gian cho việc nghiên cứu hoặc thuê một người thiết kế chuyên nghiệp để có được những thiết kế đạt yêu cầu.

Bạn có biết tại sao Apple lại thành công đến như vậy không? Đơn giản là họ khác biệt so với phần còn lại.

Vì vậy, hãy cứ mạnh dạn thay đổi, mình không phải là số 1 nhưng mình phải là duy nhất.

4. Logo của ứng dụng luôn là một phần quan trọng

Logo luôn là một phần quan trọng của ứng dụng

Một lỗi mà hầu hết các doanh nghiệp đều mắc phải là sử dụng luôn logo của công ty hiện tại làm logo của ứng dụng. Điều này, mặc dù là không sai, nhưng không được khuyến khích.

Bạn nên hiểu rằng logo của ứng dụng không giống như logo của website, sự khác biệt chính là các logo ứng dụng có thể thay đổi được. Chúng có thể là bất kỳ hình dạng hoặc kích thước nào.

Mặt khác, một logo ứng dụng phải được thiết kế để hiển thị tốt cho mọi độ phân giải màn hình. Việc thiết kế logo nên được thiết kế tối ưu cho hệ thống sẽ hiển thị chúng (ví dụ logo ứng dụng cho Android sẽ khác kích thước hay style với logo ứng dụng trên IOS).

Ngoài ra, Logo cần phải hiển thị tốt ở bất kỳ kích thước hoặc không gian màn hình. Đây là lý do mà hầu hết các ứng dụng đều tránh sử dụng văn bản trong các logo của mình. Vì chúng không tối ưu với những thay đổi liên quan đến độ phân giải.

Bạn có thể tự thiết kế logo nếu biết Photoshop. Còn không, bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí Canva (thiết kế nhanh chóng và cực đơn giản).

Gợi ý nè
Nếu bạn muốn có một logo được thiết kế bởi một chuyên gia nhưng với giá “hạt mít” thì đây là recommend của mình (Giá chỉ có 5$ cho mỗi logo đúng ý bạn)

5. Luôn ghi nhớ rằng “Dục tốc bất đạt”

Thay vì hối thúc nhà thiết kế của bạn nhanh chóng hoàn thành yêu cầu, bạn nên bình tĩnh để họ tập trung đúng vào mọi khía cạnh của quá trình phát triển ứng dụng, cải thiện thương hiệu ứng dụng mobile.

Mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển đều là bước rất quan trọng, không thể bỏ qua hoặc thực hiện nửa vời.

Thật sự rất cần thiết khi để team thiết kế của bạn có đủ thời gian và công sức. Những gì mà bạn bỏ qua lúc này có thể sẽ gây ra rắc rối sau này.

6. Ấn tượng đầu tiên là rất rất quan trọng

Dù cho bạn nghĩ gì đi nữa, nhiều người dùng vẫn sẽ đánh giá ứng dụng của bạn thông qua hình ảnh cover của nó (hoặc trang chủ/giao diện hoặc ảnh screenshot trên market).

Màn hình Splash đẹp luôn gây ấn tượng tốt
Màn hình Splash đẹp luôn gây ấn tượng tốt

Mình tin rằng bạn sẽ không muốn người dùng có ấn tượng xấu hoặc bất cứ cảm giác nào tương tự đối với sản phẩm của mình.

Các ứng dụng di động thường có một màn hình Splash khi lần đầu mở app. Màn hình này thường sẽ giới thiệu những tính năng nổi bật nhất của ứng dụng.

Do đó, bạn nên đầu tư thời gian và công sức để xây dựng màn hình Splash, màn hình chính và màn hình đăng nhập ấn tượng và thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm.

7. Đẹp theo trường phái “giản dị”

Cách tốt nhất để tạo một ứng dụng thân thiện với người dùng là giữ cho thật đơn giản. Một ý tưởng hoặc thiết kế có vẻ đơn giản đối với bạn nhưng có thể lại rất khó hiểu với người dùng.

Khi bạn dự định phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động, điều đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh ý tưởng theo xu hướng thiết kế đơn giản, phù hợp và dễ sử dụng.

Tạm kết

Hầu hết những chiến lược trên đây được thực hiện khá đơn giản nhưng thường bị bỏ qua bởi những nhà thiết kế và nhà phát triển khi tạo các ứng dụng di động của họ.

Vì vậy hãy cố gắng làm theo các chiến lược xây dựng thương hiệu này để cải thiện tính linh hoạt và tính thân thiện với người dùng. Từ đó tạo ra nhận thức về thương hiệu tốt hơn với khách hàng.

Đọc thêm:

Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trước[Khóa học] Kinh nghiệm kiếm 1000 đơn/ngày từ Zalo và Youtube
Bài tiếp theoTop 5 ngôn ngữ lập trình dùng để tạo ứng dụng Android
Khi cuộc sống dồn bạn vào bước đường cùng, đừng hỏi: tại sao là tôi? Mà hãy nói rằng: cứ thử tôi đi!

Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Thông báo