[Ý tưởng ứng dụng] 4 Quy tắc vàng rèn luyện tư duy lập trình – Phần 2

2
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình
Bài này thuộc phần 3 của 5 phần trong series Tìm kiếm ý tưởng xây dựng ứng dụng Android tỷ đô

Tư duy như thế nào cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các nghề. Bạn đang theo đuổi lập trình và cần được rèn luyện tư duy lập trình mà chưa tìm được định hướng cụ thể?

Không sao, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn những quy tắc vàng tiếp nối của phần 1 nhé!

Đây là series được dịch từ cuốn sách kinh điển của tác giả Brandon Nolte.
Thông qua cuốn sách, tác giả muốn gửi tới các bạn công thức để tìm ra ý tưởng có khả năng thành công cao nhất.

Nếu bạn muốn đọc trọn vẹn cuốn sách thì để lại bình luận, mình sẽ gửi sách qua email

4 Quy tắc vàng rèn luyện tư duy lập trình

Quy tắc #2: Cạnh tranh luôn được khuyến khích

Trước khi khởi nghiệp, tớ vẫn có suy nghĩ rằng bước chân vào một thị trường đầy sự cạnh tranh là ý tưởng rất điên rồ.

Làm sao chúng ta có thể chiến đấu với hàng loạt các công ty khác khi chỉ vừa tạo ra một sản phẩm mới, mà chưa chắc đã đủ sức để cạnh tranh?

[Ý tưởng ứng dụng] 4 Quy tắc vàng rèn luyện tư duy lập trình

Nhưng đợi đã, hãy nhìn vào giải thích của tớ trước đó. Trên thực tế, sẽ có những nguyên nhân lý giải tại sao một số loại sản phẩm nhất định không thể tồn tại được trên thị trường.

Lý do thứ nhất chính là vốn dĩ thị trường không có nhu cầu tiếp nhận loại sản phẩm đó. Hoặc chỉ có thể là do sự tồn tại của những rào cản quá lớn khiến chúng không thể gia nhập thị trường.

Ví dụ:

  • Nguồn vốn: Quá tốn kém để các cậu hiện thực hóa một ý tưởng phức tạp
  • Quy định, luật pháp: Sẽ có một số hạn chế đối với các ứng dụng mà các cậu định xây dựng. Các ý tưởng liên quan tới cờ bạc, phát ngôn mang tính kích động, thù địch hay mang dáng dấp của một văn hóa phẩm đồi trụy đều chắc chắn không thể được đăng tải trên Google Play, chẳng hạn thế! Bạn nên nghiên cứu trước những điều cần làm trước khi xuất bản ứng dụng lên Google Play
  • Lòng trung thành của khách hàng: Mỗi sản phẩm có lẽ chỉ nên chịu sự chi phối của một công ty bởi lòng trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu thường rất lớn

Tuy vậy, bên cạnh những nguyên nhân ngăn cản sự tồn tại của sản phẩm thì vẫn có không ít lý do để sản phẩm có thể gia nhập thị trường và hoạt động tại đó.

Tại sao cạnh tranh lại là điều luôn được khuyến khích? Câu trả lời chính là nhu cầu!

Đúng vậy, nhìn thấy được sự cạnh tranh trên thị trường cũng đồng nghĩa với việc vẫn tồn tại nhu cầu cho ý tưởng của các cậu. Hay nói cách khác là mọi người đều muốn sở hữu loại sản phẩm đó.

[Ý tưởng ứng dụng] 4 Quy tắc vàng rèn luyện tư duy lập trình

Vậy nên làm gì? Đừng lo, đó là một cơ hội rèn luyện tư duy lập trình đó

Thay vì hoảng sợ, hãy hào hứng nếu các cậu nhìn thấy tia sáng của sự cạnh tranh. Điều này chứng tỏ rằng ý tưởng mà các cậu tìm ra thực sự được thị trường mong muốn.

Bởi đó chính là lúc thị trường nhận ra một vấn đề cụ thể đang tồn tại và sẵn sàng chi trả để có được giải pháp thỏa đáng.

Sự cạnh tranh là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ ý tưởng của bạn có tính khả thi và thị trường đang cần đến

Cạnh tranh cũng là cách giúp các cậu phát hiện được khía cạnh quan trọng nhất của việc kinh doanh – đó là khách hàng.

Bằng việc đánh giá mức độ cạnh tranh hiện tại, chúng ta có thể thấy được liệu có tập khách hàng tiềm năng nào phù hợp với ý tưởng của mình hay không.

Đây là điều rất quan trọng, bởi bất chấp ý tưởng của các cậu dù có độc đáo tới đâu, sản phẩm cũng không thể bán được nếu không có khách hàng.

Do đó, cạnh tranh chính là động lực giúp chúng ta thành công. Chỉ cần có niềm tin rằng mình đủ khả năng cạnh tranh với những đối thủ khác và tập trung nghiên cứu thị trường.

Chính các cậu có thể quyết định được tính khả thi của quá trình khởi nghiệp.

Và cuối cùng

Một điều nữa tất cả chúng ta cần ghi nhớ, đó là đừng hành động một cách mù quáng. Kể từ giờ phút này, hãy rèn luyện tư duy lập trình. Thay đổi nó và chọn lọc những gì đáng được đầu tư thời gian để chứng kiến những cánh cửa cơ hội mở ra dựa trên nhu cầu của thị trường.

Đây chính là khởi điểm để các hoạt động nghiên cứu thị trường ngày càng nở rộ.

Trong loạt bài viết này, tớ sẽ giới thiệu tới các cậu phương thức để tìm hiểu thị trường Android một cách có hệ thống nhằm tìm ra được nhu cầu thực sự của khách hàng.

Đồng thời hướng dẫn xây dựng một ứng dụng mà bất kỳ ai cũng mong muốn sở hữu.

Kết luận

Cạnh tranh là một nhân tố quan trọng giúp những nhà khởi nghiệp như chúng ta xác định được sự tồn tại của nhu cầu cho sản phẩm.

Tốt nhất là các cậu nên lo lắng nếu không nhìn thấy bất cứ sự cạnh tranh nào, hơn là khi phát hiện ra có sự cạnh tranh trên thị trường. Bởi đó là dấu hiệu chứng tỏ rằng ý tưởng của các cậu không hề tồi chút nào.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thể rèn luyện tư duy lập trình thành công!

Xem tiếp các bài trong Series
Phần trước: [Ý tưởng ứng dụng] 4 Quy tắc vàng thay đổi tư duy ứng dụng – Phần 1Phần kế tiếp: [Ý tưởng ứng dụng] 4 Quy tắc vàng thay đổi tư duy lập trình – Phần 3
Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trước[Ý tưởng ứng dụng] 4 Quy tắc vàng thay đổi tư duy ứng dụng – Phần 1
Bài tiếp theo[Ý tưởng ứng dụng] 4 Quy tắc vàng thay đổi tư duy lập trình – Phần 3
Sơn Dương
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

2
Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Mới nhất Cũ nhất Nhiều voted nhất
Thông báo
Lâm Thái
Guest
Lâm Thái

sách viết lôi cuốn và hấp dẫn…cho e xin ebook với a

Huy Nguyễn Hữu
Member
Huy Nguyễn Hữu

1