Điều hướng ứng dụng với React Navigation

8
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình

React native cung cấp cho chúng ta giải pháp xây dựng ứng dụng native sử dụng React framework. React native có một ưu điểm là cộng đồng đang phát triển với tốc độ nhanh, có nhiều thư viện ra đời để hỗ trợ bạn xây dựng ứng dụng nhanh hơn.

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo điều hướng ứng dụng – chuyển các màn hình bằng thư viện React Navigation.

Nếu bạn là lính mới với React native thì mình khuyên bạn nên đọc series về React Native cơ bản tại đây: React Native cơ bản cho newbie.

Điều hướng ứng dụng với React Navigation trong React Native

#React Navigation là gì? Tại sao lại sử dụng React Navigation

React navigation là một thư viện Javascript giúp bạn điều hướng ứng dụng dễ dàng hơn. Thư viện này được cả Facebook đứng ra giới thiệu trong tài liệu official Điều đó chứng tỏ mức độ tin cậy của thư viện như nào.

thư viện React Navigation

Tất nhiên, để tạo tính năng điều hướng giữa các màn hình thì React native Navigation không phải lựa chọn duy nhất. Có rất nhiều thư viện khác cũng rất tốt, các bạn có thể tham khảo thêm ở cuối bài viết.

Tại sao chọn React Navigation?

  • Cộng đồng sử dụng lớn, đội ngũ tác giả cũng rất nhiệt tình và tâm huyết. Do đó, chắc chắn thư viện sẽ được hỗ trợ lâu dài.
  • Chất lượng tốt khỏi bàn.
  • Dễ sử dụng, tài liệu hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu.
  • Được chính Facebook giới thiệu, để thấy chất lượng tốt thế nào.
  • Miễn phí.

Với những ưu điểm cơ bản như trên đủ để chúng ta lựa chọn thư viện React native Navigation này cho ứng dụng con cưng của mình rồi 🙂

#Demo điều hướng ứng dụng với React Navigation

Bài viết này, mình sẽ tạo một ứng dụng bằng react native đơn giản, có thể điều hướng chuyển giữa các màn hình. Kiểu như từ màn hình A, chúng ta chuyển sang màn hình B, làm việc gì đó rồi lại trở lại màn hình A.

Lưu ý : Mặc dù React Navigation đã ra version 3. Nhưng do mình đã quen cách sử dụng của version 2 nên trong demo này, mình vẫn sử dụng version 2 nhé.
Cách sử dụng version 3, các bạn có thể đọc thêm tại đây: React Navigation ver 3 document

Demo ứng dụng sau khi làm theo bài viết sẽ được như sau:

Demo navigation trong react native

1. Khởi tạo dự án React native Navigation

Mình đặt tên ứng dụng là MyAlligatorFace. Các tạo dự án như bình thường như mọi khi

Từ cửa sổ lệnh:

$ create-react-native-app MyAlligatorFace

$ cd MyAlligatorFace
$ npm start

Câu lệnh trên sẽ tạo ra bộ khung của dự án. Để tiếp tục, chúng ta sẽ chỉnh sửa file App.js và thêm một text: “We have no friends!”

import React from 'react';
import { StyleSheet, Text, View } from 'react-native';

export default class App extends React.Component {
  render() {
    return (
      <View style={styles.container}>
        We have no friends!
      </View>
    );
  }
}

const styles = StyleSheet.create({
  container: {
    flex: 1,
    backgroundColor: '#fff',
    alignItems: 'center',
    justifyContent: 'center',
  },
});

Sau đó bạn chạy thử và được kết quả như sau:

màn hình Home

Nếu bạn chưa biết build dự án để test thì đọc bài này nhé: Tạo ứng dụng HelloWorld với React native

2. Tạo màn hình Home page

Ứng dụng của chúng ta sẽ có hai màn hình: Home screen và Friend screen. Ở màn hình Home, chúng ta sẽ thấy số lượng bạn bè đã kết nối (chỉ là giả sử thôi). Và trong màn hình Friend, chúng ta có thể thêm bạn bè.

Để cho nhanh, chúng ta sẽ clone code từ App.js cho màn hình Home.js

import React from 'react';
import { StyleSheet, Text, View } from 'react-native';

export default class Home extends React.Component {
  render() {
    return (
      <View style={styles.container}>
        We have no friends!
      </View>
    );
  }
}

const styles = StyleSheet.create({
  container: {
    flex: 1,
    backgroundColor: '#fff',
    alignItems: 'center',
    justifyContent: 'center',
  },
});

Để có thể navigate tới màn hình Home, chúng ta sẽ tạo StackNavigator

3. Tạo StackNavigator với React Navigation

StackNavigator đúng như tên gọi của nó, có cơ chế hoạt động giống như stack mà các bạn đã biết. Mỗi màn hình được điều hướng sẽ được push lên đỉnh của stack. Khi nhấn nút back, màn hình này sẽ bị pop ra khỏi stack. Đúng như cơ chế “Vào trước, ra sau”.

Ok, đầu tiên chúng ta cần cài đặt React Navigation:

$ npm install --save react-navigation

Sau đó tạo một file AppNavigator.js

import { createStackNavigator } from 'react-navigation';
import Home from './Home';

const AppNavigator = createStackNavigator({
  Home: { screen: Home },
});

export default AppNavigator;

Hiện tại thì nội dung hiển thị đang nằm trong App.js. Nếu chúng ta cài đặt StackNavigator vào App.js, ứng dụng sẽ được module hóa, code nhìn sẽ clean hơn.

Với mong muốn trên, chúng ta sẽ sửa file App.js như sau:

import React from 'react';
import AppNavigator from './AppNavigator';

export default class App extends React.Component {
  render() {
    return (
      <AppNavigator/>
    );
  }
}

Ok, cứ tạm như vậy đã.

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ tạo màn hình Friend.

4. Tạo màn hình Friend

Tương tự màn hình Home, chúng ta tạo thêm một file Friends.js như sau:

import React from 'react';
import { StyleSheet, Text, View } from 'react-native';

export default class Friends extends React.Component {
  render() {
    return (
      <View style={styles.container}>
        Add friends here!
      </View>
    );
  }
}

const styles = StyleSheet.create({
  container: {
    flex: 1,
    backgroundColor: '#fff',
    alignItems: 'center',
    justifyContent: 'center',
  },
});

Sau đó thì add vào navigator:

import { createStackNavigator } from 'react-navigation';
import Home from './Home';
import Friends from './Friends';

const AppNavigator = createStackNavigator({
    Home: { screen: Home },
    Friends: { screen: Friends},
});

export default AppNavigator;

Cuối cùng, thêm một Button để chuyển giữa 2 màn hình:

Sửa màn hình Home.js như sau:

import React from 'react';
import { StyleSheet, Text, View, Button } from 'react-native';

export default class Home extends React.Component {
  render() {
    return (
      <View style={styles.container}>
        We have no friends!
        <Button
          title="Add some friends"
          onPress={() =>
            this.props.navigation.navigate('Friends')
          }
        />
      </View>
    );
  }
const styles = StyleSheet.create({
    container: {
      flex: 1,
      backgroundColor: '#fff',
      alignItems: 'center',
      justifyContent: 'center',
    },
  });

Giả định, chúng ta click vào Button “Add some friends” để chuyển sang màn hình Friends.

Tương tự, màn hình Friends, sẽ thêm một back để có thể trở về màn hình Home

import React from 'react';
import { StyleSheet, Text, View, Button } from 'react-native';

export default class Friends extends React.Component {
  render() {
    return (
      <View style={styles.container}>
        Add friends here!
        <Button
          title="Back to home"
          onPress={() =>
            this.props.navigation.navigate('Home')
          }
        />
      </View>
    );
  }
}

const styles = StyleSheet.create({
  container: {
    flex: 1,
    backgroundColor: '#fff',
    alignItems: 'center',
    justifyContent: 'center',
  },
});

Từ từ đã nhé.

Trong đoạn code trên, mình có sử dụng this.props.navigation. Cái này là gì vậy?

Đây là một phần của react-navigation: Do chúng ta thêm màn hình Friends vào StackNavigator nên sẽ được kế thừa toàn bộ thuộc tính đối tượng react native navigator.

Ở đây, chúng ta chỉ sử dụng thuộc tính navigate để chuyến đổi giữa các màn hình. Đối tượng Navigator có nhiều tính năng hay ho khác như xem được lịch sử điều hướng các màn hình và lấy ra tham số từ các màn hình khác.

>>> Có lẽ có ích cho bạn: Phân biệt Props và State dễ hiểu

Kết quả khi bạn chạy thử ứng dụng như sau:

Demo Điều hướng ứng dụng
Demo điều hướng ứng dụng

Bạn đã có thể chuyển đổi giữa các màn hình Home và Friends với nhau. Ứng dụng này cơ bản chỉ có vậy, nếu có thêm màu mè thì thêm phần logic để add thêm bạn. Các bạn có thể tham khảo thêm trong mã nguồn của bài viết nhé.

Như mình nói ở đầu bài viết, React Navigation không phải là lựa chọn duy nhất để tạo navigation cho ứng dụng. Các bạn có thể tự khám phá những thư viện khác, và đây là gợi ý của mình:

Chúc các bạn code vui vẻ nhé 🙂

Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trước7 khái niệm Javascript cơ bản không thể bỏ qua
Bài tiếp theoSai lầm khi live stream facebook mà nhiều người mắc
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

8
Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Mới nhất Cũ nhất Nhiều voted nhất
Thông báo
Cao Đài
Guest
Cao Đài

Anh ơi, cho e hỏi loại bài cho dạng 3 nhân viên màn hình home, màn hình detail sẽ là chi tiết 3 nhân viên đó sau khi chạm vào từng người, kiểu này là kiểu truyền số động đúng ko anh, làm thế nào giải quyết dc bài tập này

Anh Khoa
Member
Anh Khoa

Anh ơi em có câu hỏi ví dụ em có 3 màn hình 1 2 3 em add thứ tự vào stack là 1 2 3 . vậy khi em đứng ở màn hình 3 em nhấn back muốn về màn hình 1 làm cách nào ạ với lại khi làm vậy màn hình thứ 2 có bị xóa khỏi stack không. Mong anh có bài viết cách gửi data giữa các màn hình tại bên android em hay dùng intent mà bên này em chưa biết dùng gì ạ. Em cảm ơn

Thanh
Guest
Thanh

cho mình hỏi là đoạn this.props.navigation.navigate() do mình không sử dụng class mà mình dùng function thỳ bạn chỉ m coi làm sao để điều hướng( mình đã bỏ this đi nhưng ko được)

Neja gem
Guest
Neja gem

ad cho mình hỏi có ứng dụng nào tương tự cho Adroi chưa root không