Nếu là fan trung thành của hệ điều hành Android, hẳn là bạn không còn xa lạ với khái niệm Rom Android và cách up Rom cho Android (từ máy tính).
Tuy nhiên, nếu bạn là người mới tiếp xúc, hay mới chuyển từ IOS sang thì có lẽ đây sẽ là những thông tin còn khá lạ lẫm và hay nhầm lẫn giữa Android Stock và Android Cook.
Vậy, Rom Android là gì? Đâu là điều khác biệt của Android Stock và Android Cook? Ngoài ra mình sẽ gửi cho bạn một vài chú ý liên quan đến việc up Rom cho Android hiệu quả.
Nội dung chính của bài viết
Rom Android là gì? Các loại Rom Android phổ biến
Có thể nói đơn giản, Rom (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc, chứa phiên bản hệ điều hành được Google hoặc nhà sản xuất cài sẵn cho máy điện thoại di động.
Trên điện thoại Android, nó còn bao gồm các phần mềm cơ bản như nghe gọi, nhắn tin cùng một số phần mềm độc quyền khác.
Hiện nay trên thị trường có thể kể đến 2 loại Rom Android được sử dụng phổ biến, là Rom Android Stock và Rom Android Cook. Mỗi loại đều có những đặc trưng riêng phù hợp với người dùng Android. Tùy vào cách up Rom cho Android mà bạn có thể chọn.
Những khái niệm liên quan của Rom Android Stock
Rom Android Stock: Là hệ điều hành chính hãng ban đầu của điện thoại được cung cấp bởi Google và OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) như Nokia, Samsung, Oppo…
Rom Android Stock chứa đầy đủ các tính năng được nhà sản xuất đã quảng cáo cùng những ứng dụng riêng độc quyền khác.
Rom Android Stock có tính ổn định cao. Nhưng nó thường phải mang nhiều ứng dụng không cần thiết, khiến bộ nhớ máy bị hạn chế.
Phân loại Rom Android Stock
Tính đến thời điểm hiện tại, có đến 3 loại Rom Android Stock đang được các nhà sản xuất điện thoại tin dùng cho sản phẩm của mình, để có cách up Rom cho Android chuẩn thì đừng bỏ qua:
+Android gốc: Là bản Rom Android tùy biến được sản xuất và phát triển bởi chính Google – nhà phát hành chính thức của hệ điều hành Android.
Hệ điều hành này được tích hợp trên những dòng điện thoại Google sản xuất như : Nexus hoặc Pixel…luôn được tiếp cận nhanh nhất các bản cập nhật dành cho hệ điều hành gốc từ Google.
Ưu điểm của Android gốc là không có những phần mềm “rác” nên nhẹ hơn.
Đồng thời, đây cũng là địa chỉ dành cho những nhà phát triển ứng dụng Android có thể tìm hiểu một cách rõ ràng và chính xác nhất về hệ điều hành này.
+Android One: Là hệ điều hành do Google phát triển dựa trên Android gốc để bán lại cho nhà sản xuất điện thoại di động.
Android One được Google cam kết hỗ trợ cập nhật thường xuyên như Android gốc nhưng phải theo một số điều khoản nhất định.
+Android Go: Đây là hệ điều hành được sử dụng trên các thiết bị di động giá rẻ. Được cung cấp bởi chính các nhà sản xuất điện thoại như Nokia hay Oppo để tiết kiệm chi phí.
So với Android gốc, chúng tối giản hơn và yêu cầu cấu hình thấp hơn. Đồng thời, chúng cũng đi sau trong cuộc cách mạng cập nhật hệ điều hành từ Google.
Khái niệm và ưu điểm của Rom Android Cook
Rom Android Cook là loại Rom được các lập trình viên tự do xây dựng dựa trên Rom Android của nhà sản xuất hoặc Rom gốc từ Google.
Với ưu điểm tối ưu hóa, dễ tùy chỉnh và có thể lắp đặt trên nhiều dòng máy khác nhau, Rom Android Cook đang là lựa chọn của nhiều fan công nghệ ưa tìm tòi và trải nghiêm.
Tuy nhiên, do không phải là Rom bản quyền, nên Rom Android Cook không có sự ổn định cao, dễ phát sinh lỗi.
Những ví dụ về dòng Rom Android Cook nổi bật có thể nhắc đến như: CyanogenMod, MIUI…
- Dành cho bạn: Cách xóa ứng dụng mặc định trên Android không cần root
Những lưu ý và cách up Rom cho Android chuẩn
Việc up Rom đã không còn là điều gì quá xa lạ. Rất nhiều “vọc sĩ ” luôn thích thử nghiệm bản Android tùy biến trải nghiệm cái mới.
Nếu bạn muốn up Rom Android thì đây là những kinh nghiệm xương máu của các “vọc sĩ”:
– Luôn luôn ghi nhớ phải Backup máy của bạn trước khi up Rom
– Sạc pin máy ít nhất 50%. Tránh trường hợp đang up mà máy hết pin, gây ra lỗi quá trình khiến máy bạn có thể biến thành cục gạch.
– Unlock bootloader ( chỉ nên làm 1 lần): bootloader là một phần mềm dùng để boot máy. Và thường nó bị khóa lại nhưng các nhà sản xuất cũng có thể hỗ trợ mở khóa.
– Bật chế độ USB Debugging (Cũng chỉ nên làm 1 lần): vào Settings > About phone > chạm 7 lần vào dòng Build Number. Sau đó Back trở ra Settings, tìm mục Developer Options > bật USB Debugging.
Có thể nói, Rom Android là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực hệ điều hành di động. Với tiềm năng phát triển lớn, đây sẽ là môi trường sáng tạo tốt cho các nhà phát triển ứng dụng di động trong tương lai.
Qua bài viết này, hi vọng các bạn sẽ có thông tin hữu ích về cách up Rom cho Android chuẩn. Đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè nhé
Yp rom k cần pc à
Cần chứ bạn.
Cho em hỏi một câu là để viết nên một ứng dụng thì nên chọn loại ngôn ngữ lập trình nào là thích hợp nhất ạ. Em xin cảm ơn.
Hi bạn Nhật
Tùy yêu cầu của ứng dụng mà bạn phát triển mà chọn ngôn ngữ lập trình. Ví dụ, bạn muốn lập trình ứng dụng web thì có thể là Javascript, PHP. Nếu ứng dụng mobile thì Java/Kotlin cho Android, Swift cho iOS…
ROM cook cần checksum kỹ trước khi dùng vì nếu không cẩn thận có thể làm hỏng máy luôn. Thừng mình dùng App MD5 Kiểm tra ROM và tập tin này để check trước: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.caovanthanh203.appcode&hl=vi
ad cho mình xin link rom cho shv-1440s
ad cho mình hỏi nếu muốn eddit rom android thì nên học lập trình về phần nào ạ? e cảm ơn
Hi Thành
Muốn edit bạn không cần phải học lập trình bạn à. Chỉ cần biết cơ bản về cấu trúc của một ứng dụng android, apk, layout xml của apk …
Còn cao hơn, bạn muốn tự tạo ra ứng dụng andrọid thì có thể tham khảo series sau: https://vntalking.com/series/tu-hoc-lap-trinh-android-trong-24-gio