Bạn có bao giờ tự học code một mình chưa?
Mình đã từng tự mày mò học viết code từ cơ bản đến nâng cao. Mình bắt đầu tự học từ lớp 10 bằng việc hack mấy trò chơi trên máy tính. Sau đó đọc mọi sách về lập trình mà mình có.
Mình đã tự ép bản thân vào một con đường khó khăn và đã bỏ cuộc vài lần.
Giờ thì mình đang viết hướng dẫn code tại VNTALKING, đồng thời cũng tham gia các dự án tại công ty về lập trình phần mềm.
Ý mình ở đây là: Dù việc tự học code có khó khăn đến đâu, nếu bạn có quyết tâm và một phương pháp học đúng, bạn sẽ đạt được mục đích.
Nội dung chính của bài viết
- Tại sao không nên tự học code một mình ?
- 1. Trước khi tự học code hãy nhớ câu: “Chúng ta học khi chúng ta dạy”.
- 2. Tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ
- 3. Code là môn thể thao đồng đội
- 4. Giữ được động lực dễ dàng hơn nhờ chiến hữu
- 5. Code là sáng tạo và sức sáng tạo đến từ sự cộng tác
- 6. Lập trình không dừng lại ở những dòng lệnh, đó còn là lẽ sống
Tại sao không nên tự học code một mình ?
Từ kinh nghiệm bản thân, mình rút ra một điều rằng: việc tự học code không phải là một cách tốt.
Bây giờ, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn miễn phí. Ví dụ như các trang học lập trình trực tuyến như Unica (học bằng tiếng việt), Udemy, Udacity hay thậm chí Youtube…
Tuy nhiên đó cũng là một con dao hai lưỡi: có nhiều nguồn học cũng có nghĩa để tìm một cái thực sự tốt cũng là vấn đề rất khó khăn.
Bạn sẽ đi vào “mê cung” nguồn học: Cái thì quá khó, bạn thay đổi từ chủ đề này sang chủ đề khác rồi từ nguồn này sang nguồn khác. Hoặc là từ bỏ hết.
Nhưng không chỉ dừng lại ở việc tìm đúng chương trình học, còn hàng tỷ những tác động nội và ngoại cảnh để mà “giúp” bạn dễ từ bỏ đam mê code hơn.
Từ kinh nghiệm tự học lập trình, mình rút ra kết luận là không nên tự học lập trình một mình. Thay vào đó, hãy tìm một chiến hữu cùng trí hướng để đồng hành.
Tại sao ư?
Đây chính là 6 lý do để bạn không nên tự học code một mình.
1. Trước khi tự học code hãy nhớ câu: “Chúng ta học khi chúng ta dạy”.
Mình trích dẫn lại câu nói bất hủ của triết gia Seneca. Người ta gọi đây là hiệu ứng Protégé. Tức là nếu chúng ta tìm hiểu một vấn đề với mục đích để truyền đạt cho người khác sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn.
Cho nên khi bạn học code, hãy kiểm tra cái bạn hiểu (hoặc bạn nghĩ là bạn hiểu) bằng việc giải thích những điều đó cho người khác. Nếu họ cũng hiểu được thì là việc học của bạn là có kết quả. Còn không thì cần học lại.
Ép mình vào việc giải thích một khái niệm là một cách tốt nhất để hiểu trọn vẹn nó (và thêm nữa: bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi giúp người khác! <3 ).
Khi bạn thành thạo ngôn ngữ lập trình và dạy lại họ, thì bạn cũng đang trau dồi thêm một phần kiến thức.
2. Tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ
Đây là một mặt khác trong quan điểm của mình. Để tự học code tốt, bạn không nên đặt câu hỏi ngay lúc bạn không hiểu về một điều gì đó.
Bạn nên tự mình tìm hiểu lời giải bằng cách tìm kiếm trên mạng, trong sách vở…
Tuy nhiên, khi mọi thứ bế tắc thì việc nhờ sợ giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô là rất cần thiết. Tuy nhiên, lời khuyên của mình là chỉ nên hỏi họ về ý tưởng, đường hướng giải quyết vấn đề thay vì nhờ họ làm hộ tất cả.
3. Code là môn thể thao đồng đội
Sau này, khi các bạn đi làm và tham gia vào các dự án thật thì hầu hết là các dự án có nhiều người cùng tham gia. Cho nên, team work là một kỹ năng gần như bắt buộc phải có trong CV của bạn.
Bạn có thể tự học chơi violon. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn biết cách chơi trong một dàn nhạc.
Học code với người khác không chỉ giúp học hỏi kinh nghiệm của đối tác mà còn nâng cao kỹ năng làm việc nhóm.
- Đừng bỏ lỡ bí quyết: Tự học lập trình
4. Giữ được động lực dễ dàng hơn nhờ chiến hữu
Mình đã nói nhiều về điều này: học lập trình rất khó. Mình biết có rất nhiều bạn trong quá trình học lập trình bị tâm lý chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Chính mình cũng đã từng như vậy.
Tuy cũng có trường hợp ngoại lệ khi người đó có thể vượt qua được chính mình, vượt qua những giai đoạn khó khăn đó. Và mình là người trong số đó 🙂
Nhưng với nhiều sinh viên, thì bạn bè là nơi để trông cậy khi cần sự hỗ trợ, thúc đẩy nhuệ khí học hành.
Khi cả hai cùng ngồi học với nhau, bạn sẽ ít bị phân tán tư tưởng. Hoặc vì thấy bạn cũng học mà bản thân sẽ tự cảm thấy cố gắng hơn.
Mình lấy ví dụ: team bạn đang cùng nghiên cứu vấn đề Activity trong android. Tự dưng mình ra nghe nhạc, còn thằng bạn thì vẫn miệt mài. Chắc nó chả mắng cho 🙂
5. Code là sáng tạo và sức sáng tạo đến từ sự cộng tác
Có nhiều quan điểm về người lập trình, cả ở trong công việc và trong quá trình học. Nhiều người cứ nghĩ dân lập trình thường cứng nhắc và khô khan. Thực tế, lập trình viên là một nghề rất cần sự sáng tạo.
Có vô vàn cách để giải quyết cùng một vấn đề bằng lập trình. Mỗi người lại có cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Nó khuyến khích cách tiếp cận sáng tạo riêng của chính bạn.
6. Lập trình không dừng lại ở những dòng lệnh, đó còn là lẽ sống
Nếu mục đích cuối của học code là trở thành một lập trình viên. Trở thành lập trình viên chuyên nghiệp mới mất nhiều thời gian. Chứ tự học code chỉ là một phần trong đó
Bạn không ngừng phấn đấu để trở thành một lập trình viên kể cả khi bạn nghỉ việc vào một ngày nào đó. Lúc này thì trở thành lập trình viên là lẽ sống của bạn.
Và một phần lớn cuộc sống đó là cố trở thành một phần của cộng đồng nhà lập trình, nơi tất cả hăng say học hỏi lẫn nhau. Thời gian bắt đầu tham gia cộng đồng đó không phải là khi bạn kết thúc học…mà là ngay bây giờ!
Nếu bạn chưa có ý tưởng về việc mình sẽ học gì thì mình gợi ý một số khóa học để bạn thử sức
- Tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu
- Series Javascript sida từ đầu
- Khóa học Nodejs từ cơ bản
- Học React Native từ ví dụ
Có nỗ lực, thành công sẽ đến với bạn.
Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!