Hướng dẫn toàn tập về cách sử dụng Fragment trong Android

2
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình
Bài này thuộc phần 1 của 4 phần trong series Hướng dẫn toàn tập Fragment trong Android

Trong các ứng dụng Android, fragment trong android là component rất phổ biến khi tạo UI layouts. Nó giúp bạn thiết kế ứng dụng linh động hơn, hỗ trợ giao diện cả trên điện thoại và máy tính bảng.

Trong bài hướng dẫn này, mình sẽ hướng dẫn các bạn tất cả những kiến thức cần thiết về Fragment. Để việc tìm hiểu đỡ khô khan và “sặc mùi” lý thuyết, mình sẽ vừa tìm hiểu vừa thực hành thông qua việc tạo ứng dụng Rage Comics sử dụng Fragment.

1. Fragment là cái gì vậy?

Đầu tiên, chúng ta thử tra từ điển xem chính xác từ này có nghĩa là gì nhé:

Fragment | noun | /’frag-mənt/
Mảnh vỡ, mẩu, bộ phận của một vật gì đó

Fragment là một Android Component, là một phần giao diện người dùng hoặc hành vi của một ứng dụng.. Như tên gọi, fragment không độc lập, được gắn với 1 Activity đơn lẻ. Chúng có nhiều chức năng tương tự như Activities.

Để dễ hình dung,  giả sử bạn là một Activity. Bạn có rất nhiều việc phải làm, vì vậy bạn có thể sử dụng một vài ba gã tay sai để chạy vòng quanh, giặt quần áo và nấu cơm… để chúng đổi lấy chỗ ở và thức ăn. Đây chính là hình ảnh về mối quan hệ giữa các Activity và fragment. ( Xem thêm về cách sử dụng Activity)

Tương tự, bạn không cần một “đội quân” đông mà chẳng giúp được gì mấy thì bạn cũng không cần phải sử dụng fragment. Chúng ta hoàn toàn có thể xử lý hết trong Activity. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh thì Fragment lại tỏ ra rất có hiệu quả. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật mà Fragment mang lại:

  • Module hóa(Modularity): Với các Activity phức tạp thì code sẽ được implement ở các Fragment. Mỗi Fragment là một module độc lập. Điều này sẽ làm cho code dễ tổ chức và bảo trì tốt hơn.
  • Tái sử dụng(Reusability): Viết code implement các tương tác với người dùng hoặc các phần UI vào fragment để có thể chia sẻ chúng với các Activity khác.
  • Hỗ trợ đa màn hình: Fragment cung cấp cách để trình bày giao diện người dùng (UI) phù hợp và tối ưu cho các loại thiết bị Android có kích thước màn hình và mật độ điểm ảnh khác nhau.

android_fragments_why_fragments

2. Tìm hiểu Fragment trong Android qua thực hành project

Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng ứng dụng Rage Comics bằng cách sử dụng Fragment.

Note: Rage Comics là một thể loại meme đặc trưng, là một tập hợp con của meme. Đó là tập hợp những khuôn mặt hoạt họa dùng để thể hiện một số cảm xúc đặc trưng như tức giận, vui mừng, buồn, chấp thuận…

Ứng dụng sẽ hiển thị một danh sách Rage Comics sắp xếp trong một Grid. Khi bạn chọn một Rage Comic, thông tin về nó sẽ được hiển thị. Qua bài viết này bạn sẽ học được:

  • Cách create và add Fragment vào một Activity.
  • Cách add và replace fragment sử dụng Transactions
  • Cách trao đổi thông tin giữa Fragment và Activity.
Chú ý: Để có thể hiểu được toàn bộ serie về Fragment này thì bạn cần có kiến thức căn bản về lập trình Android, đặc biệt là Activity và vòng đời của nó.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu qua các bài viết sau, hi vọng các bạn sẽ đón nhận và ủng hộ.

Xem tiếp các bài trong Series
Phần kế tiếp: Android Fragment Lifecycle – Những điều chưa kể
Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trướcBí kíp để tự học lập trình hiệu quả
Bài tiếp theoKiến thức Javascript cần biết trước khi học React
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

2
Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Mới nhất Cũ nhất Nhiều voted nhất
Thông báo
nam
Guest
nam

Hướng dẫn chi tiết, chúc bạn thành công