Lập trình frontend là gì và những sự thật “mất lòng”

2
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình

Dạo gần đây vào các mạng tuyển dụng bạn có thể mọi người hay nhắc tới lập trình front-end, lập trình back-end, AI, DevOps, v.v… nhiều như thế nào không? Đặc biệt là trong thời kỳ hậu COVID, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên còn nhiều hơn nữa. Mặc dù trong trường đại học có dạy về lập trình, nhưng bạn đã biết người ta định nghĩa lập trình frontend là gì? thế nào là lập trình fullstack chưa?

Và nếu bạn thử lên google tìm kiếm xem người khác học thế nào? Chắc hẳn bạn sẽ càng hoang mang hơn nữa khi có cả tỷ kinh nghiệm, triết lý được chia sẻ bởi các tiền bối.

Kiểu như này: lập trình frontend dễ học bỏ xừ! Chỉ cần 1 tuần hay lâu hơn cũng chỉ 1 tháng là trở thành chuyên gia rồi vì Front-End chỉ quanh quẩn HTML, CSS, JavaScript…

Lúc đầu mình cũng tưởng vậy, nhưng cuộc đời đâu có đẹp như quảng cáo.

Sau gần 1 năm làm việc với vai trò là lập trình viên Front-End, mình muốn chia sẻ với các bạn một số “sự thật” mà mình nhận ra trong thế giới front-End. Một thế giới không màu hồng như nhiều người vẫn nghĩ. Việc tự học lập trình Front-end đâu có dễ dàng.

Kinh nghiem lap trinh front-end

Lập trình Frontend là gì?

Trước khi bạn bắt tay vào học bất kỳ điều gì, dù khó hay dễ thì trước hết đều cần phải nằm được khái niệm mình cần học đã.

Nếu như chúng ta hiểu một cách “thô thiển” thì front-end là tất cả những gì người dùng nhìn thấy trên ứng dụng , cụ thể là ứng dụng web và tương tác được với nó.

Người dùng ở đây có thể người dùng cuối, hoặc cũng có thể là quản trị viên. Trước đây, nhiều người hay nhầm là phần giao diện quản trị của một ứng dụng web thì được coi là back-end. Nhưng thực tế thì đó cũng là front-end mà thôi.

Back-end là tất cả những phần xử lý logic, tương tác với database mà người dùng không quan tâm.

Để xây dựng phần front-end thì bạn sẽ cần phải biết “tam trụ” đó là: HTML, CSS và Javascript.

Về phần Javascript thì trên VNTALKING, mình cũng đang chia sẻ rất nhiều bài viết thú vị và khóa học về JS. Mời bạn đón đọc nhé.

💦 Đọc ngay thôi: Series học Javascript cơ bản

Một số “sự thật” trong thế giới lập trình Front-End

#1. Dù dễ hay khó thì bạn vẫn phải dành thời gian làm chủ công nghệ

Lập trình front end cần học những gì? Có rất nhiều hướng dẫn học lập trình Front-End trên mạng và đôi khi bạn cảm thấy choáng ngợp bởi những thứ bạn có thể học được.

Hàng ngày, rất nhiều framework được phát hành, cái nào cũng hay cũng tốt hết. Điều này làm cho việc lựa chọn một framework dường như là cả một cuộc đấu tranh không bao giờ kết thúc.

Bạn đã nghe câu chuyện của sếp bạn về việc học HTML, CSS hay JavaScript trong vài tuần hoặc vài tháng chưa? Và liệu bạn tự hỏi có phải do mình quá kém cỏi không khi mà học mãi không được.

Đừng hoảng, trước kia anh ấy cũng giống như bạn thôi.

Đừng để nỗi hoang mang cản trở việc học hỏi của bạn. Điều này bình thường thôi mà, đặc biệt là với các newbie.

Người ta đã nói rằng để làm chủ được một kỹ năng mới, bạn cần dành ít nhất 10.000 giờ làm việc. Cho dù điều này chưa được khoa học chứng minh một cách chính xác. Tại sao mình nói vậy, xem ngay bài viết này nhé: Cần 10000 giờ để thành chuyên gia???

Nhưng bạn có thể yên tâm rằng để trở nên giỏi hơn trong một công việc gì đó thì chỉ cần mình dành tâm huyết và sức lực cho nó là được. Lập trình Front-End cũng không phải là ngoại lệ.

Điểm mấu chốt là mỗi nhà mỗi cảnh, cách học của mỗi người là khác nhau nên đừng quá áp lực chuyện thời gian học ngắn hay dài.

Cứ đi là sẽ đến, còn đứng yên thì chắc chắn là không đến

#2. Sai lầm là điều không thể tránh – Hãy làm quen với nó

lập trình fontend là gì

Đối với tất cả những người mới học lập trình nói chung hay HTML, CSS, Javascript nói riêng thì việc mắc phải sai lầm là điều đương nhiên. Có thể những sai lầm sẽ lặp đi lặp lại và nó làm bạn nản lòng, ngăn cản bạn tiếp tục học hỏi và tiến lên phía trước. Thậm chí chúng còn có thể nhấn chìm bạn xuống hố sâu mà không tìm được lối ra.

Gần một năm, khoảng thời gian không nhiều nhưng cũng không ít. Mình vẫn luôn mắc phải những sai lầm khi coding, đôi khi là những sai lầm rất cơ bản và ngu ngốc.

Ban đầu, sự thất vọng làm mình cảm thấy ngột ngạt. Cuối cùng, mình ngồi ngẫm nghĩ lại, làm lại và thử thêm một lần nữa. Cứ như thế mình dần dần đúc kết được kinh nghiệm và biến những sai lầm thành bài học quý giá cho tương lai.

Sai lầm là một phần của cuộc hành trình. Mỗi sai lầm là một bài học: học để nắm lấy chúng.

#3. Nghề lập trình là nghề học cả đời

kinh-nghiem-lap-trinh-font-end-6

Một khi bạn bước chân vào thế giới front-end nói riêng, bạn sẽ nhận ra rằng lập trình Front-End không phải đơn giản như tưởng tượng ban đầu. Nó không chỉ đơn thuần là HTML, CSS, hay JavaScript.

Có rất nhiều preprocessors, framework, libraries mà cần phải học như: Sass, jQuery, Bootstrap… Cũng như hàng tá những mã JavaScript hay ho được release hàng ngày. Và đó cũng mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mà thôi.

Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ có thể là một món quà hoặc là một quả tạ. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận của bạn đối với chúng.

Nếu bạn là người ngại sự thay đổi, cảm thấy tốn thời gian để học những cái mới thì bạn không nên theo nghề lập trình, đặc biệt là lập trình front end.

Ngược lại, bạn lại là người luôn thích sự tươi mới, thích tìm tòi cái mới và lấy đó là niềm đam mê thì bạn rất phù hợp cho nghề lập trình.

💦 Đừng bỏ lỡ: Từng bước xây dựng Nodejs RESTful APIs (2018)

#4. Thực hành chính là cách để bạn hoàn hảo hơn

Chẳng có bất kì tip/trick nào cho bạn ở mục này cả. Phần này mình chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng: Nếu không thực hành thì mọi điều bạn học được chỉ là mớ lý thuyết không có giá trị.

Trong cuộc sống, bạn sẽ luôn cần phải thực hành để hoàn thiện một kĩ năng nào đó, phải không? Lập trình Front-End cũng không khác mấy.

Có thể 1 ngày, 2 ngày thậm chí 1 tuần không coding, bạn vẫn có thể nhớ những điều vừa học lúc trước.

Nhưng nếu nhiều hơn 1 tháng thì sao? Liệu bạn có còn nắm được những kĩ năng coding thần thánh. Đặc biệt là những bạn chưa có kinh nghiệm, toàn học lập trình bằng cách “nhìn” bài giảng? Mình không tin câu trả lời là có, trừ phi bạn là một người có trí nhớ siêu phàm 🙂

Bạn càng thực hành, bạn càng trở nên hoàn hảo hơn. Chỉ đơn giản vậy thôi.

#5. Học lập trình thì Google là người bạn tốt nhất

Google có tất cả các câu trả lời, đó là điều mà ai cũng phải công nhận.

Cho dù đó là việc debug lỗi code của bạn(bạn biết trang Stackoverflow chứ). Hay là muốn nhận tư vấn về “tâm tư tình cảm” khi lập trình front-end… thì Google cũng có hết!

Vì vậy, không tội gì mà không sử dụng công cụ đó cả. Thời đại công nghệ 4.0 rồi, muốn phát triển thì bạn phải sử dụng thành thạo “công cụ sản xuất”.

🔥 Dành cho bạn: Miễn phí khóa học Lập trình full-stack ứng dụng Web với Meteor và React

Kết luận

Qua bài viết này, bạn đã hiểu lập trình frontend là gì rồi đúng không? Hành trình chinh phục front-End cho mỗi người là khác nhau. Đừng có cảm thấy chán nản nếu có thất bại hay choáng ngợp trong rừng công nghệ mới.

Bạn cần thời gian và sự kiên nhẫn để hoàn thành hành trình chinh phục kiến thức mới.

Đối với những người mới bắt đầu bước chân vào thế giới front-end thì hãy nhớ rằng: Trong hành trình này bạn không hề cô đơn. Nếu bạn có ý hay hơn thì comment bên dưới để mọi người cùng chia sẻ nhé. Mình rất mong nhận được ý kiến từ bạn.

Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trước10 thủ thuật livestream trên Facebook thu hút ngàn người xem
Bài tiếp theoTìm hiểu cấu trúc dữ liệu ArrayMap trong Android
Sơn Dương
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

2
Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Mới nhất Cũ nhất Nhiều voted nhất
Thông báo
Quangg
Guest
Quangg

cảm ơn anh Sơn Dương đã dành thời gian viết bài này, giờ em chỉ đang tự học thôi, đi rồi sẽ đến, sau này đi làm rồi, sẽ đọc lại bài này ít nhất vài lần nữa, cảm ơn anh!