Vẽ biểu đồ trong Vue.js chỉ “nháy mắt” với Chart.js

0
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình

Bạn cũng biết rằng dữ liệu đang trở thành nguồn tài nguyên số còn quý hơn cả vàng. Nhưng nếu dữ liệu mà để dưới dạng “thô”, không được mô hình hóa thì con người đọc cũng không hiểu gì. Đó là lý do mà các ứng dụng sử dụng biểu đồ để mô hình hóa dữ liệu, thân thiện với con người hơn.  Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách vẽ biểu đồ trong Vue.js kết hợp với Chart.js

Demo vẽ biểu đồ trong Vue.js

Sau khi thực hiện xong bài viết này, chúng ta sẽ được kết quả như hình bên dưới:

Biều đồ trong vue.js

Yêu cầu

Để có thể hiểu dễ dàng bài viết này, mình khuyên các bạn nên có kiến thức cơ bản về Javascript và Node.js. Nếu chưa thì mời bạn đọc 2 series về JS và NodeJs  dưới đây:

Ngoài ra, trong máy tính cũng cần cài đặt và chuẩn bị sẵn:

Tất cả hướng dẫn cách cài đặt những công cụ trên, mình đều có bài viết hướng dẫn chi tiết rồi, các bạn tìm đọc lại nhé.

Tất cả sẵn sàng thì chúng ta bắt đầu thôi.

Tạo dự án với Vue CLI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ dự án mới bằng công cụ Vue CLI. Đây là công cụ tuyệt vời giúp tăng nâng suất “lao động” của anh em coder 🙂

Để tạo dự án mới, từ thư mục bất kỳ, bạn gõ lệnh:

vue create <tên dự án>

Nếu bạn không có yêu cầu thì đặc biệt thì cứ chọn thiết lập mặc định khi Vue CLI hỏi. Còn không thì chọn “Manually select features” để tự thiết lập thủ công.
Sử dụng Vue CLISau khi Vue CLI tạo xong dự án. Việc tiếp theo là cần phải cài đặt thư viện chart.js . Đơn giản là bạn sử dụng NPM hoặc yarn để cài thôi. Tiếp tục gõ lệnh sau:

npm install vue-chartjs chart.js --save

hoặc nếu đã cài yarn:

yarn add vue-chartjs chart.js

Xây dựng ứng dụng

Tạo một file mới đặt tên là Chart.js và có nội dung như sau:

//../src/Chart.js
    import {
        Line,
        mixins
    } from 'vue-chartjs'

    export default {
        extends: Line,
        mixins: [mixins.reactiveProp],
        props: ['chartData', 'options'],
        data() {
            return {
                options: { //Chart.js options
                    scales: {
                        yAxes: [{
                            ticks: {
                                beginAtZero: true
                            },
                            gridLines: {
                                display: true
                            }
                        }],
                        xAxes: [{
                            gridLines: {
                                display: false
                            }
                        }]
                    },
                    legend: {
                        display: true
                    },
                    responsive: true,
                    maintainAspectRatio: false
                }
            }
        },
        mounted() {
            this.renderChart(this.chartdata, this.options)
        }

    }

Trong đoạn mã trên, mình đã sử dụng kiểu biểu đồ là Line. Về cơ bản thì thư viện Chart.js không có hỗ trợ tự động cập nhật biểu đồ khi dữ liệu thay đổi. Chính vì vậy, Vue-chartjs đã cải tiến điều này bằng cách thêm mixins module.

  • this.renderChart() bên trong mounted hook có trách nhiệm hiển thị biểu đồ.
  • this.chartData là một đối tượng chứa dữ liệu cần thiết của biểu đồ và có thể truy xuất bằng cách include như là một prop trong Visualisation.vue component (sẽ tạo sau).
  • this.options đúng như tên, đối tượng này chứa các thiết lập để bạn tùy chỉnh biểu đồ.

Nào, bây giờ chúng ta sẽ tạo Visualisation.vue component.

//../src/components/Visualisation.vue

    <template>
              <chart :chart-data="datacollection"></chart>
    </template>
    <script>
    import Chart from "./../Chart.js";
    export default {
      components: {
        Chart
      },
      data() {
        return {
          datacollection: null
        };
      },
      mounted() {
        this.fillData();
      },
      methods: {
        fillData() {
          this.datacollection = {
            labels: [
              "January",
              "February",
              "March",
              "April",
              "May",
              "June",
              "July",
              "August",
              "September",
              "October",
              "November",
              "December"
            ],
            datasets: [
              {
                label: "GitHub Commits",
                backgroundColor: "#f87979",
                data: [70, 20, 12, 39, 100, 40, 95, 80, 80, 20, 12, 101]
              },
              {
                label: "Monthly incomes",
                backgroundColor: "#A5CC82",
                data: [205, 408, 188, 190, 58, 200, 190, 400, 164, 254, 290, 201]
              }
            ]
          };
        },
      }
    };
    </script>
    <style>
    </style>

Trong component này, mình import thư viện Chart.js. Trong đó, thuộc tính chart-data là để chúng ta “nhồi” dữ liệu vào cho chart.

  • datacollection chính là đối tượng chứa dữ liệu của biểu đồ. Trong bài viết này, mình chỉ tạo dummy data thôi.

Vậy là xong component quan trọng, công đoạn tiếp theo là sử dụng component đó thôi.

Mở ../src/App.vue và import Visualisation.vue

Kết quả chúng ta được đoạn mã như bên dưới:

//../src/components/App.vue
    <template>
      <div id="app">
        <!-- <img alt="Vue logo" src="./assets/logo.png"> -->
        <HelloWorld msg="Simple data visualisation with Vue.js and Chart.js"/>
        <visualisation></visualisation>
      </div>
    </template>
    <script>
    /* eslint-disable */
    import Visualisation from './components/Visualisation.vue';
    import HelloWorld from './components/HelloWorld.vue'

    export default {
      name: 'app',
      components: {
        Visualisation,
        HelloWorld
      }
    }
    </script>
    <style>

    #app {
      font-family: 'Avenir', Helvetica, Arial, sans-serif;
      -webkit-font-smoothing: antialiased;
      -moz-osx-font-smoothing: grayscale;
      text-align: center;
      color: #2c3e50;
      margin-top: 60px;
    }
    </style>

Kết quả

Vậy là chúng ta đã hoàn thành toàn bộ đoạn mã để vẽ biểu đồ trong Vue.js. Để chạy ứng dụng, bạn chạy câu lệnh:

npm run serve

Mình hi vọng hướng dẫn này sẽ có ích cho bạn. Và có thể áp dụng kiến thức trong bài vào dự án thực tế của bạn.

Hẹn gặp lại trong bài viết về Vue tiếp theo nhé.

Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trướcCách tìm sản phẩm HOT TREND để bán hàng online 2023
Bài tiếp theo[Khóa học] Kinh nghiệm kiếm 1000 đơn/ngày từ Zalo và Youtube
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Thông báo