Những người thực sự đam mê lập trình đều tìm cho mình những phương pháp học riêng. Để trở thành một lập trình viên giỏi, đòi hỏi bạn cần phải có phương pháp học cụ thể, rõ ràng với niềm đam mê và sự quyết tâm cao.
Trong bài viết này mình chia sẻ những kinh nghiệm học lập trình giúp bạn có thể chinh phục được nghề lập trình đầy gian khó mà thú vị.
Nội dung chính của bài viết
Học lập trình có khó không? Kinh nghiệm học lập trình như nào?
Có vô số những ngộ nhận và lầm tưởng xung quanh công việc lập trình. Nhiều người cho rằng đó là một công việc chỉ dành cho những con người rất tài năng. Thực ra điều đó không đúng lắm.
Như bản thân mình, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mình luôn tưởng tượng rằng lập trình là một điều gì đó như siêu nhân. Các anh chị coder luôn là một thần tượng của mình. Và rồi quay đi ngoảnh lại thì giờ đây mình đã có 8 năm kinh nghiệm trong nghề lập trình phần mềm 😛
Học lập trình cũng giống như bất kì ngành nghề khác. Chỉ cần bạn có đam mê cộng với một phương pháp học lập trình đúng đắn thì mình tin chắc rằng bạn sẽ sớm trở thành một lập trình viên giỏi.
❤ Dành riêng cho bạn: Lập trình ứng dụng cho di động – Có nên chọn nghề này không?
#1. Học đến đâu chắc đến đó, không chạy theo chương trình
Trong lớp học, những bạn đã biết trước về ngôn ngữ lập trình thường nắm bắt kiến thức rất nhanh. Nhưng nếu họ không có gắng, càng về sau họ dễ bị bỏ lại ở vị trí sau cùng.
Tại sao lại xảy ra điều đó trong khi họ có nền tảng vững chắc ngay từ ban đầu?
Đó là do họ đi quá nhanh trên con đường mình lựa chọn. Tưởng như mọi việc trở nên đơn giản, biết tất cả nhưng hiếm khi bắt tay vào làm thật sự.
Có thể bạn biết được những kiến thức nâng cao. Nhưng điều đó là chưa đủ nếu bạn không nắm vững kiến thức cơ bản.
Ví dụ: khi bạn muốn học lập trình android hay iOS bạn cần phải có được kiến thức nền tảng. Thường xuyên luyện tập, nắm vững những khái niệm cốt lõi như Activity, Service, Content Provider…
Bạn không ngừng học hỏi trong quá trình luyện tập của mình, không nên đi quá nhanh hoặc quá chậm. Khi bạn đã có kiến thức, nắm được tất cả không nên tránh chủ đề nào. Cùng với ý tưởng và kiến thức giúp bạn có được một nền tảng tốt, có được những kiến thức cơ bản.
#2. Vừa tìm hiểu vừa làm, không nên copy và paste code
Đây là lời khuyên cho tất cả mọi người đang học lập trình, đặc biệt là học lập trình online.
Ban đầu khi mới làm quen, do lười, do ngại gõ code, do tiện nên nhiều người chọn phương pháp copy và paste cho nhanh. Nhanh thì có nhanh đấy, nhưng lợi bất cập hại.
Với cách làm này bạn sẽ không nhớ được code, không hiểu tại sao người ta lại viết như vậy. Nếu bạn tự gõ thì dù có sai, bạn sẽ tự chỉnh sửa lại và ghi nhớ cho những lần tiếp theo.
Chỉ khi bạn bắt tay vào thực hành, bạn sẽ thấy được những lỗi cơ bản mà các lập trình viên khác thương mắc phải, tạo cho mình thói quen tự giải quyết vấn đề.
Nhiều người chọn hình thức học qua video. Trong quá trình học, có thể bạn cảm thấy khá là hiểu bài. Nhưng khi tắt video, bắt tay vào thực hành thì lại không nhớ gì cả. Chính vì vậy vừa mở video vừa viết code theo sẽ giúp nhớ bài hơn nhiều.
Cách học viết code nhanh và chuẩn nhất là mở sách hoặc video trên máy và làm theo. Nếu sai thì sửa, quên thì mở lại, giúp bạn tự suy nghĩ, có được kiến thức… Tự mình khắc phục giải quyết trước khi hỏi người khác. Bởi vì lập trình là môn đòi hỏi tư duy sáng tạo.
❤ Đừng bỏ lỡ: Viết CODE đỉnh hơn – Những kinh nghiệm viết code dễ đọc và dễ bảo trì
#3. Học từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
Mỗi cuốn sách, mỗi khóa học cũng chỉ là một góc nhìn của một chuyên gia nào đó. Mỗi người có một cách làm, một tư duy và những ưu nhược điểm khác nhau.
Vì vậy bạn nên tìm hiểu thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Có thể là những cuốn sách, trang web, hay thông qua những video… để chọn cho mình cách học tối ưu nhất.
Tạm kết
Qua bài viết này mình đã chia sẻ những kinh nghiệm học lập trình mà rất nhiều tiền bối đã sử dụng.
Nếu bạn quan tâm đến lập trình, có thể tham khảo và tìm hiểu cho mình cách học thích hợp nhất.
Khi bạn thực sự đam mê yêu thích môn học này, bạn cần phải tạo cho mình thói quen kiên trì, một tư duy độc lập. Chỉ hỏi khi thực sự cần thiết, khi bạn hết cách, hoặc đã suy nghĩ về vấn để này quá nhiều nhưng không ra hoặc khi không giải quyết được vấn đề.
Chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn.
Đọc thêm:
Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!