Kotlin trên Android – từ cơ bản tới nâng cao

3
Dịch vụ dạy kèm gia sư lập trình

Sau thời gian Android chính thức hỗ trợ ngôn ngữ Kotlin. Dường như cộng đồng lập trình Android cũng đã bắt đầu phải thích nghi dần với ngôn ngữ mới này. Sau nhiều đắn đo, mình quyết định xây dựng series bài viết Kotlin Android cơ bản.

Nhưng trước hết, chúng ta cùng nhau lướt qua lý do mình nghĩ về chủ đề này đã nhé.

Trên VNTALKING, mình cũng có rất nhiều bài viết hướng dẫn lập trình Android sử dụng Kotlin thay vì Java. Có lẽ nhiều bạn mới bắt đầu cũng cảm thấy bỡ ngỡ với Kotlin khi đã quá quen thuộc Java.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết có nên chuyển sang học Kotlin lúc này hay không? Mời bạn tham khảo bài viết: Tại sao lại chọn học Ngôn ngữ lập trình Kotlin?

Để các có thể dễ dàng tiếp cận với ngôn ngữ Kotlin, đặc biệt là Kotlin trên Android. Mình sẽ xây dựng một series bài viết về ngôn ngữ Kotlin này.

Series bài viết gồm:

5 bài giảng học lập trình Kotlin cơ bản
Chapter 1: Cài đặt hỗ trợ Kotlin cho phiên bản Android Studio cũ 👈 Bạn đang ở bài viết này
Chapter 2: Những API cơ bản của Kotlin trong Android
Chapter 3: Sử dụng Activity, Fragment & Dialog Fragment bằng Kotlin
Chapter 4: Tìm hiểu Higher-Order Functions và Lambda trong Kotlin
Chapter 5: Network API với Kotlin

Chúng ta bắt đầu nhé!

Cài đặt hỗ trợ Kotlin cho Android Studio phiên bản cũ

Từ Android Studio 3.0 trở lên thì Kotlin đã được tích hợp hoàn toàn. Nhưng nếu bạn vẫn sử dụng một phiên bản Android Studio thấp hơn cần phải cài thêm plugin.

Bạn thực hiện như sau:

Android Studio → Preferences… →Plugins 
→ Browse Repository → type “Kotlin” in search box → install
Kotlin Android cơ bản
Cài đặt Kotlin plugin trong Android Studio

Sau khi cài đặt, bạn cần khởi động lại Android Studio để hoàn thành

Thêm Kotlin classpath vào project Build.Gradle

Để Gradle hỗ trợ Kotlin, bạn cần thêm 2 classpath: Kotlin-Gradle-Plugin and Kotlin-Android-Extensions.

Đại khái như thế này:

buildscript {
    ext.kotlin_version = "1.1.1"
    ext.supportLibVersion = "25.3.0"
    repositories {
        jcenter()
    }
    dependencies {
        classpath 'com.android.tools.build:gradle:2.3.0'
        classpath "org.jetbrains.kotlin:kotlin-gradle-plugin:$kotlin_version"
        classpath "org.jetbrains.kotlin:kotlin-android-extensions:$kotlin_version"

        // NOTE: Do not place your application dependencies here; they belong
        // in the individual module build.gradle files
    }
}

Thêm thư viện Kotlin và apply Kotlin Plugins vào module Build.gradle

Với module nào cần sử dụng Kotlin, bạn có thể add thêm thư viện Kotlin vào build.gradle

Cũng giống như ở bước trên, bạn nhớ apply cả 2 plugin và extension nhé

apply plugin: 'com.android.application'
apply plugin: 'kotlin-android'
apply plugin: 'kotlin-android-extensions'

android {
    // ... various gradle setup
}

dependencies {
    compile fileTree(dir: 'libs', include: ['*.jar'])
    testCompile 'junit:junit:4.12'
    compile "com.android.support:appcompat-v7:$supportLibVersion"
    compile "com.android.support:recyclerview-v7:$supportLibVersion"
    compile "org.jetbrains.kotlin:kotlin-stdlib:$kotlin_version"
}

Chuyển đổi mã Java sang Kotlin

Trong cũng một dự án, bạn vừa có thể viết mã bằng Java hoặc Kotlin. Đặc biệt, nếu muốn, bạn cũng có thể chuyển toàn bộ mã Java sang Kotlin chỉ với một nốt nhạc.

Để convert Java sang Kotlin, bạn làm như sau:

Từ Android Studio, nhấn tổ hợp phím: Shift-Alt-Cmd-K hoặc Shift-Shift + , rồi tìm đến menu: Convert Java File to Kotlin File

Kotlin Android cơ bản
Chuyển mã Java sang Kotlin

Như vậy, dự án của bạn đã sẵn sàng để code với ngôn ngữ Kotlin rồi đấy. Bài viết sau, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những hàm cơ bản của Android được viết bằng Kotlin như thế nào nhé.

Hi vọng, series bài viết này sẽ giúp các bạn học Kotlin được nhanh hơn. Đừng ngại để lại một bình luận động viên mình nhé.

Dịch vụ phát triển ứng dụng mobile giá rẻ - chất lượng
Bài trướcAndroid Instant App là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào?
Bài tiếp theoXử lý đa chạm Multi Touch trong Android
Tên đầy đủ là Dương Anh Sơn. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mình bắt đầu nghiệp coder khi mà ra trường chẳng xin được việc đúng chuyên ngành. Mình tin rằng chỉ có chia sẻ kiến thức mới là cách học tập nhanh nhất. Các bạn góp ý bài viết của mình bằng cách comment bên dưới nhé !

3
Bình luận. Cùng nhau thảo luận nhé!

avatar
  Theo dõi bình luận  
Mới nhất Cũ nhất Nhiều voted nhất
Thông báo
quoc nam
Guest
quoc nam

xin chào. mình đang muốn học lập trình ứng dụng cho android . mà không biết bắt đầu từ đâu ? nên học loại ngôn ngữ lập trình nào ? bạn có thể tư vấn cho mình không ? hiện tại mình đã 36 tuổi rồi, không biết có học được không

Ga Kon
Guest
Ga Kon

Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả.
Mong được chia sẻ thêm về kotlin tại
https://codecungtrung.com/kotlin/series-kotlin-vi-dieu/